Những sai lầm người học tiếng Anh hay mắc phải và cách khắc phục ngay giúp bạn tiến bộ bất ngờ

Có khi nào bạn tự hỏi tại sao mình học tiếng Anh không tiến bộ nhanh bằng những người khác? Có phải vì chúng ta kém chuyên cần hơn hay (theo một thành kiến mà nhiều người tin) vì chúng ta không có năng khiếu học ngoại ngữ? Thật ra nguyên nhân thường là vì chúng ta mắc phải một số sai lầm cơ bản và vì cứ lặp đi lặp lại những sai lầm đó. Hôm nay FLYER sẽ điểm qua những sai lầm người học tiếng Anh hay mắc phải để bạn tham khảo và tiến bộ “thần tốc” nhé. 

1. Những sai lầm người học tiếng Anh hay mắc phải

1.1. Chưa dành đủ thời gian

Có nhiều bạn muốn cải thiện trình độ tiếng Anh của mình nhưng lại dành quá ít thời gian cho nó mỗi ngày. Khi bắt đầu học, có thể bạn đã lập một thời gian biểu cho mình nhưng lại bỏ qua vì có những việc khác mà bạn cảm thấy cần hơn hay thú vị hơn để làm. Khi bạn bỏ qua nó vài lần, bạn sẽ mất nhịp độ học tiếng Anh.

Trong nhiều trường hợp, học ngoại ngữ ở trường đã hình thành thói quen chỉ chuẩn bị học khi có tiết học ở lớp và không dùng đến tiếng Anh ở bất cứ thời gian nào khác trong tuần. Điều này không chỉ làm bạn khó nhớ đầy đủ những gì bạn đã học trong những tiết học trước mà còn ảnh hưởng đến việc liên kết đến những bài học trong tương lai.

Cách khắc phục

  • Bạn nên dành thời gian mỗi ngày cho việc học tiếng Anh, hoặc ít nhất là hai ngày một lần. Ít hơn mức này sẽ không đạt được nhiều tiến bộ. 
  • Dành ra khoảng thời gian mỗi ngày là giải pháp tốt nhất, nó tạo thói quen tốt cho bạn. Không nhất thiết phải dành quá nhiều thời gian, thậm chí bạn có thể chỉ cần học 10 hay 15 phút  mỗi ngày cũng được. Học tiếng Anh ít nhưng thường xuyên tốt hơn là đặt cho mình những thời gian biểu tham vọng mà bạn sẽ không đạt được.

1.2. Chú trọng quá mức vào ngữ pháp

những sai lầm người học tiếng anh hay mắc phải
Chú trọng quá mức vào ngữ pháp

Tập trung quá mức vào ngữ pháp là một sai lầm phổ biến mà rất nhiều người học tiếng Anh mắc phải. 

Ngữ pháp tiếng Anh ngoài những kiến thức cơ bản tương đối dễ, nhưng càng học nhiều ta càng thấy phức tạp hơn, khó hơn và hình như càng không bao giờ học hết được. 

Nếu bạn nghĩ ngữ pháp là quan trọng hơn hết, và chỉ chăm chăm đọc những cuốn sách ngữ pháp, bạn  sẽ dễ cảm thấy nản lòng và mất động lực.

Đương nhiên bạn vẫn cần có hiểu biết căn bản về ngữ pháp để học tốt tiếng Anh. Tốt hơn là bạn nên học song song, áp dụng ngữ pháp được học nghe nói đọc viết thường xuyên và nhuần nhuyễn. Như vậy vừa nhớ kiến thức ngữ pháp, vừa tạo thói quen áp dụng ngữ pháp chuẩn vào trong các hình thức giao tiếp tiếng Anh.

Cách khắc phục: 

  • Thay vì chỉ tập trung học ngữ pháp, bạn có thể tiếp thu các bài học ngữ pháp thông qua việc đọc sách báo, xem phim và những chương trình truyền hình nói tiếng Anh, podcast… Khi gặp một quy tắc ngữ pháp lạ mà bạn không hiểu, hãy ghi chú lại để sau đó tìm hiểu (nhưng nhớ đừng chỉ tập trung vào ngữ pháp khi đọc hoặc nghe). Ngữ pháp tiếng Anh có khi rất kỳ lạ và cả người bản xứ cũng mắc lỗi. Khi không quá lo lắng về nó, bạn sẽ thấy mình tiến bộ không ngờ.  
  • Cố gắng nhớ các câu trong sách và sử dụng chúng trong những trường hợp thích hợp.
  • Học tất cả mọi khía cạnh của tiếng Anh chứ không chỉ ngữ pháp. Theo cách này việc học sẽ trở nên vui hơn và bạn sẽ có động lực để học. 

1.3. So sánh sự tiến bộ với người khác

Bạn không nên so sánh mình với người khác vì đó là một nỗ lực vô nghĩa. Mỗi người sẽ học theo tốc độ riêng của mình, sử dụng những phương pháp phù hợp với mình. Khi liên tục so sánh sự tiến bộ của mình so với những người khác, bạn đang làm mất thời gian học của chính mình. 

Cách khắc phục: 

Bạn nên thử các phương pháp, chiến thuật học tiếng Anh và tìm ra cách phù hợp với mình nhất. Thay vì so sánh sự tiến bộ của mình với người khác, hãy phát triển theo tốc độ của riêng bạn. 

1.4. Chọn một phương pháp học duy nhất

Nhiều người chỉ chọn một phương pháp học và bám sát nó. Nhưng một phương pháp duy nhất có thể làm bạn chán và cuối cùng đôi khi bạn sẽ từ bỏ.

Ví dụ: khi luyện nghe tiếng Anh, nhiều người khi luyện nói tiếng Anh chỉ đơn giản đọc theo phần bài trong sách giáo khoa, nhưng như vậy rất dễ dẫn tới sự nhàm chán và học không hiệu quả. Thay vào đó, bạn có thể thử áp dụng nhiều phương pháp luyện nói tiếng Anh khác nhau, chẳng hạn như phương pháp “Shadowing”.

Cách khắc phục

Đa dạng phương pháp học của bạn. Điều này không chỉ giúp bạn thấy thú vị và có động lực, mà còn học được nhiều khía cạnh của tiếng Anh mà một phương pháp học duy nhất không thể mang lại. Có nhiều sự lựa chọn mà bạn có thể tìm thấy những gì thích hợp với mình: học các lớp ngoại ngữ, đọc sách ngữ pháp, đọc tiểu thuyết, nói chuyện thực tế, sách điện tử, xem phim, podcasts, nghe nhạc…

1.5. Chú trọng quá mức vào sự hoàn hảo

Có những người dường như bị ám ảnh với việc phải hoàn thiện và thất vọng mỗi khi phạm lỗi. Họ nghĩ việc phạm lỗi là không thể chấp nhận được và cố làm bất cứ điều gì để tránh mắc lỗi. Họ tập trung vào những sai sót của mình thay vì học từ chúng.

Ví dụ: bạn đặt mục tiêu phải nói giống người bản xứ 100% và có thể sử dụng được tất cả thành ngữ tiếng Anh của họ, nhưng việc này với một người tiếp xúc tiếng Anh trong thời gian ngắn là bất khả thi. Hãy đi từng bước một, đặt mục tiêu từ đơn giản đến phức tạp, nếu cảm thấy không thể hoàn thành một mục tiêu hoặc phạm nhiều lỗi sai, bạn hãy tiếp tục thử lại lần nữa, đừng đặt một mục tiêu “quá hoàn hảo” chỉ trong một vài nỗ lực ban đầu.

Cách khắc phục

Những khoảnh khắc phạm sai lầm cũng là cơ hội để bạn học hỏi. Chấp nhận sai lầm của mình và học hỏi từ đó. Thực tế thì chính những người bản xứ cũng mắc lỗi khi sử dụng tiếng Anh. Hãy lạc quan và nghĩ không phạm sai lầm thì không tiến bộ được.

1.6. Học từ vựng không theo chủ đề

Khi bạn học những từ vựng riêng lẻ không kết nối vào một chủ đề nào đó sẽ khó để nhớ chúng. Nỗ lực của bạn không có kết quả tốt và bạn sẽ thấy dường như bạn không cải thiện được vốn từ vựng của bạn chút nào.

Cách khắc phục

  • Cách tốt nhất để học từ vựng là đọc sách. Đầu tiên hãy đọc sách dành cho trẻ em, sau đó chuyển dần lên những cuốn khó hơn. Khi đọc những điều bạn quan tâm, việc đó không giống với việc học nữa. Bạn sẽ có niềm thích thú và giữ cho mình luôn có động lực để tiếp tục tiến bộ.
  • Học những từ mới theo nhóm liên quan đến một chủ đề, như chủ đề về du lịch, âm nhạc, điện ảnh… Bằng cách này bạn có thể liên kết các từ với nhau, tìm ra sự tương tự và thử dùng các từ với nhau để hình thành một câu. Việc học từ vựng sẽ dễ dàng hơn. 
  • Đừng phí thời gian với những từ mà bạn có thể sẽ không dùng đến, ví dụ “facetious”, “ostentatious”, “crapulous”… Hãy ưu tiên học những từ vựng thiết yếu.

Tìm hiểu thêm về những cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả.

1.7. Không có mục tiêu và định hướng cụ thể

Một sai lầm người học hay mắc phải là không đặt cho mình bất cứ mục tiêu nào. Nếu bạn không có định hướng cụ thể, bạn sẽ khó đo lường sự tiến bộ của mình, và bạn không có động lực để phấn đấu.

Sai lầm thứ hai là đặt cho mình những mục tiêu quá khó để đạt được, kết quả là bạn sẽ thấy thất vọng. Ví dụ những mục tiêu như “Tôi muốn thông thạo tiếng Anh trong 6 tháng”, “Tôi sẽ dành 3 giờ mỗi ngày để đọc sách tiếng Anh”…

Thái độ học sai: Cách tiếp cận sai có thể làm hỏng cả quá trình học. Nếu bạn bắt buộc mình phải học, bạn sẽ dễ nản lòng và không có kết quả.

Cách khắc phục

  • Đặt mục tiêu cho bản thân đủ khó để bạn có động lực để đạt được, nhưng không quá tham vọng khiến bạn khó có thể đạt được mục tiêu đó. 

Ví dụ ban đầu ta đặt những mục tiêu đơn giản như: “Tuần này tôi sẽ xem 2 phim tiếng Anh và nắm được 3 cách sử dụng thành ngữ của người bản xứ”, hoặc “Tôi sẽ nghe 3 podcast tuần này và học được 10 từ vựng mới từ 3 podcast đó”. Sau đó bạn có thể có mục tiêu lớn hơn, ví dụ có thể xem được toàn bộ một bộ phim tiếng Anh mà không cần đọc phụ đề, có thể nói chuyện trôi chảy với người bản xứ, hoặc đạt được một điểm số IELTS… 

  • Luôn nhớ là bạn đang học cho chính bản thân bạn. Thậm chí nếu bạn học tiếng Anh cho một kỳ thi hay cho công việc, việc thành thạo một ngoại ngữ có nghĩa là bạn đang có một tài sản vô giá trong tay và có thể giúp ích rất nhiều cho sự nghiệp của bạn.

2. Một số vấn đề thường gặp khi học các kỹ năng tiếng Anh 

những sai lầm người học tiếng anh hay mắc phải
Vấn đề thường gặp trong văn viết

2.1. Kỹ năng viết 

Người vừa bắt đầu tiếp xúc tiếng Anh thông thường hay mắc các lỗi ngữ pháp, sử dụng từ, chia thì v.v.. cơ bản liên quan đến ngữ pháp và cách trình bày bài văn. Để hạn chế những sai lầm này, bạn nên tuân theo quy tắc ở các bài văn mẫu để nắm vững nền tảng, những sai lầm người học tiếng Anh hay mắc phải khi viết bài như sau:

2.1.1. Vấn đề trong cách sử dụng Subject – Verb Agreement (sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ)

Subject – Verb agreement (SVA) là một trong những quy tắc cơ bản để viết đúng. 

Ví dụ: 

  • The list of things to buy are on the desk. (SAI)

“things” là số nhiều, nhưng ở đây chúng ta muốn nói đến “the list of things” (danh sách) là số ít. Do đó chúng ta phải dùng “is”:

  • The list of things to buy is on the desk. (ĐÚNG)

Cách khắc phục: 

  • Một phương pháp dễ dàng là thay thế bất kỳ danh từ nào bằng đại từ thích hợp và sau đó sử dụng dạng động từ tương ứng. 

Ví dụ:  

The study (it) shows that…

Không dùng: The study show that… 

  • Xem một danh từ là số ít hay số nhiều để sử dụng đúng SVA: danh từ số ít thường thêm “s” sau động từ (ví dụ “he says”), trong khi danh từ số nhiều thường không có “s” (ví dụ “we say”).

Tìm hiểu thêm về các quy tắc của sự hòa hợp chủ ngữ và động từ

2.1.2. Dùng quá nhiều cụm động từ

Cụm động từ có những lợi ích nhất định của chúng. Tuy nhiên, việc dùng quá nhiều cụm động từ sẽ khiến bài viết của bạn trở nên quá trang trọng và dài dòng. Hơn nữa, nếu bạn sử dụng sai các cụm động từ, người đọc có thể bị nhầm lẫn. Bất cứ khi nào có thể, hãy viết đơn giản. Sử dụng động từ một âm tiết nếu nghe hợp lý hơn là các cụm động từ có nghĩa tương tự. Việc này còn có điểm hay là làm cho bài viết của bạn ngắn gọn và dễ đọc hơn.

2.1.3. Viết tắt 

Trong bài viết học thuật không nên viết tắt các từ như “don’t”, “isn’t”, “hasn’t”, “wasn’t”.  Thay vào đó hãy viết đầy đủ là “do not”, “is not”, “has not”, “was not”.

2.1.4. Viết quá dài dòng

Khi bạn muốn nói điều gì, hãy đi vào vấn đề. Việc dùng những từ không cần thiết hoặc những câu dài dòng làm câu của bạn bị rối, và cũng làm người đọc khó chịu. 

Đừng lạm dụng những từ như “just”, “that”, “very” quá thường xuyên.

2.1.5. Thay đổi các thì liên tục

Trong bài viết, bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi các thì khi cần thiết, nhưng nói chung hãy xác định thì chính của bài viết và duy trì nó càng nhiều càng tốt.

2.2. Kỹ năng đọc

những sai lầm người học tiếng anh hay mắc phải
Lỗi thường gặp khi đọc tiếng Anh

2.2.1. Chỉ đọc một loại tài liệu

Bạn chỉ đọc sách giáo khoa hoặc các tài liệu được sử dụng trong những chương trình dạy tiếng Anh. Kết quả là bạn sẽ không thể tạo động lực cho bản thân, cảm thấy buồn chán và việc đọc với bạn không phải là niềm vui.

Cách khắc phục

Đọc những điều bạn thật sự quan tâm. Bạn có thể xem phim nói tiếng Anh và có phụ đề tiếng Anh, những chương trình truyền hình yêu thích, đọc sách chủ đề mà bạn thích… Việc học ngoại ngữ của bạn như vậy không chỉ giới hạn trong những bài đọc và bài nghe hay những đoạn đối thoại nhàm chán được thiết kế sẵn. Hơn nữa, đọc nhiều sách báo, tạp chí…bạn có thể học được thêm rất nhiều từ vựng mới.

2.2.2. Không đủ vốn từ vựng

Mặc dù bạn không cần phải biết chính xác toàn bộ từ vựng trong một bài đọc để hiểu nội dung của bài đọc đó. Nhưng ít nhất bạn cũng phải có đủ vốn từ để đọc hiểu những từ khóa, những ý chính của bài văn từ đó rút ra được ý chính của bài.

Cách khắc phục

Nâng cao vốn từ vựng của bản thân ở nhiều chủ đề để có thể đọc hiểu nhiều bài đọc khác nhau mà bạn gặp phải. Hãy học từ vựng theo từng chủ đề (con vật, đồ vật, thời tiết, con người v.v…), việc này sẽ giúp bạn nắm được các từ khóa chính của đa dạng chủ đề và cải thiện khả năng đọc thấy rõ.

2.3. Kỹ năng nói 

2.3.1 Sợ mắc sai lầm khi nói

Bạn nghĩ rằng mọi người sẽ quan tâm, để ý khi bạn mắc lỗi. Bạn thường cảm thấy mình không thể giao tiếp thoải mái như cách bạn có thể làm khi giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Đây là những lý do phổ biến khiến bạn ngại giao tiếp dẫn tới việc kỹ năng nói tiếng Anh ngày càng mai một.

Cách khắc phục

  • Chuẩn bị cho mình tâm lý tốt: Không ai có thể học một ngoại ngữ mà không phạm lỗi phát âm cũng như lỗi ngữ pháp trong quá trình học. Bạn có thể mắc nhiều lỗi khi nói tiếng Anh, nhưng mỗi sai lầm bạn mắc phải là một cơ hội để bạn học hỏi. 
  • Càng nói nhiều bạn sẽ càng vượt qua nỗi sợ và học càng nhanh.

2.3.2. Nói quá nhanh

Khi bạn cố nói quá nhanh, bạn có thể mắc những sai lầm mà bạn sẽ không mắc phải chúng khi nói chậm hơn. Sự trôi chảy khi nói tiếng Anh không đồng nghĩa với tốc độ khi nói.

Hơn nữa, khi bạn nói chậm hơn sẽ  khiến người nghe dễ hiểu ý của bạn. Một khi họ đã hiểu bạn thì cuộc đối thoại sẽ kéo dài hơn, bạn sẽ có cơ hội để nói tiếng Anh nhiều hơn.

Đồng thời, trong khi nói chậm lại, bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ và có thể có cách diễn đạt thú vị hơn cho ý tưởng của mình.

2.3.3. Phát âm sai

Một số lỗi cơ bản người Việt hay mắc phải khi phát âm tiếng Anh

  • Thói quen Việt hóa âm tiếng Anh như âm /θ/ phát âm thành /th/, âm /ð/ phát âm thành /d/…  
  • Bỏ qua trọng âm: Người Việt không có khái niệm trọng âm, vì chúng ta không có từ đa âm tiết. Nhưng bạn cần lưu ý, trong tiếng Anh đôi khi thay đổi trọng âm sẽ thay đổi hoàn toàn nghĩa của từ. Ví dụ “PREsent” (trọng âm ở âm thứ nhất) có nghĩa là món quà, trong khi “preSENT” (trọng âm ở âm thứ hai) có nghĩa là giới thiệu, trình bày. Người nghe sẽ không hiểu khi chúng ta nhấn sai trọng âm của một từ.
  • Lỗi phát âm “s”: không đọc âm “s” ở cuối từ. Điều này rất quan trọng vì hậu tố “s” thường dùng thể hiện danh từ số nhiều hoặc động từ chia theo các thì.
  • Không nối âm: Việc nối âm rất phổ biến trong tiếng Anh. Không hiểu cách nối âm sẽ gặp khó khăn trong vấn đề nghe và nói. 

Ví dụ:

Do you want soup or onion soya noodles? 

Bạn muốn dùng súp hay miến?

→ Từ “soup” sẽ được nối với “or” nghe giống như “super” nên có thể bạn sẽ nghe thành “Do you want a super soya noodles?”  và không hiểu gì.

  • Không phát âm âm đuôi: Ví dụ có nhiều bạn không phát âm /k/ ở cuối “think”. Trong tiếng Việt chúng ta không cần phải phát âm âm đuôi nhưng trong tiếng Anh điều này rất quan trọng vì nó giúp người khác hiểu được những gì bạn nói. 
  • Phát âm những âm câm: Trong tiếng Anh có những âm câm mà chúng ta sẽ không phát âm như “write” /rait/, “knee” /ni:/, “half” /ha:f/, aisle /ail/, hour /’auƏ/…

Cách khắc phục

  • Nếu bạn muốn phát triển kỹ năng nói tiếng Anh, bạn phải thường xuyên thực hành nghe âm thanh bản ngữ và phát âm theo. Nếu có cơ hội bạn nên nghe và nói chuyện với người bản ngữ ngoài đời thực. 
  • Với những từ có vị trí trọng âm khó đoán như “genesis”, “democrat”, “hierocracy”… bạn nên tìm trong từ điển xem trọng âm nằm ở đâu để tập đọc. Luyện tập và thực hành càng nhiều bạn càng mau tiến bộ.

Tìm hiểu thêm về một số cách luyện nói tiếng Anh hiệu quả

2.4. Kỹ năng nghe 

2.4.1. Chưa nghe đủ nhiều

Ngay từ lúc bắt đầu học, việc tập nghe tiếng Anh hàng ngày có thể giúp bạn nói được tiếng Anh nhanh hơn và quen với cách phát âm. Nếu bạn nghe quá ít thì bạn sẽ hoàn toàn không bắt nhịp được với cách nói chuyện của người bản xứ vì họ thường xuyên sử dụng một số phương ngữ (tiếng lóng – Ví dụ: one dollar → one buck), thành ngữ hoặc phát âm đặc trưng (nối âm, phát âm câm v.v…) 

Lúc bắt đầu, nên nghe và đọc bản ghi lời thoại (transcript) đồng thời. Để phấn chấn hơn, bạn có thể nghe nhạc và đọc lời bài hát. Nghe tiếng Anh thường xuyên không chỉ giúp cho khả năng đàm thoại trong tương lai của bạn, mà còn giúp bạn phát âm đúng.

2.4.2. Chỉ nghe tổng thể mà chưa tập trung vào từng từ

Khi nghe người bản ngữ nói, dù nói chuyện ngoài đời thực hay xem phim, xem TV, có người chỉ tập trung vào việc cố gắng hiểu ý nghĩa tổng thể của những gì đang nói mà không cần hiểu hết nội dung các từ. Nhưng điều này chỉ thực sự hiệu quả nếu bạn đang ở trình độ tiếng Anh khá giỏi trở lên. 

Cách khắc phục:

Đừng nghe một cách thụ động và nên tập trung vào từng từ. Nếu bạn không hiểu một từ hay cụm từ nào đó, hãy hỏi lại người nói xem nó có nghĩa là gì. Nếu bạn nghe khi xem phim hay TV, hãy ghi chú lại để tìm hiểu. Hãy xem mỗi lần nghe một người bản ngữ nói là một lần học hỏi, không chỉ để cố gắng hiểu những gì họ đang nói.

Tăng cường khả năng nghe của bạn cùng các phương pháp luyện nghe tiếng Anh giao tiếp

3. Một số điều cần lưu ý khi học tiếng Anh

Một số điều cần lưu ý khi học tiếng Anh
Một số điều cần lưu ý khi học tiếng Anh

3.1. Kiên nhẫn 

Bạn cần phải kiên nhẫn khi học một ngoại ngữ. Đôi khi phương pháp học quen thuộc trở nên buồn tẻ, bạn cần những cách mới mẻ khác để tương tác với ngôn ngữ. Học tiếng Anh không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng phần thưởng của việc thành thạo một ngôn ngữ mới luôn xứng đáng với công sức bạn bỏ ra.

3.2. Bắt đầu bằng những câu đơn giản

Bạn không cần nói nhanh và dùng nhiều từ hoa mỹ để diễn đạt ý của mình. Dùng những câu đơn giản, bạn sẽ thấy mình dễ nói trôi chảy hơn.

3.3. Học từ mới theo nhiều cách khác nhau

Việc ghi lại những từ mới là một thói quen tốt, nhưng chưa đủ. Bạn hãy sử dụng từ đó theo nhiều cách khác nhau: tìm cách kết hợp từ mới  trong một câu, tìm ra danh từ, động từ hay tính từ của từ đó và xem có thể áp dụng trong khi viết hoặc nói như thế nào. Những cách này sẽ giúp bạn ghi nhớ những từ mới này.

3.4. Tập trung vào những chủ đề ưu tiên 

Ưu tiên những gì bạn thật sự cần. Ví dụ bạn đang lên kế hoạch sẽ đi du lịch nước ngoài, hãy nghĩ về những tình huống bạn có thể gặp và xác định các chủ đề cho mình (phương tiện giao thông công cộng, ăn uống, kết bạn…) rồi tập trung khai thác chúng (từ vựng, đàm thoại v.v.) 

4. Tổng kết

Đọc đến đây, hẳn bạn đã thấy trong bài viết trên FLYER đã liệt kê những sai lầm người học tiếng Anh hay mắc phải và nếu bạn phát hiện bản thân mình vẫn đang nằm trong số trường hợp này thì hãy thử những lời khuyên của FLYER ngay nhé. Có thể bạn sẽ thấy quá trình học tiếng Anh của mình tiến bộ rõ rệt đến không ngờ đấy.

Ba mẹ mong muốn con rinh chứng chỉ Cambridge, TOEFL Primary,…?

Tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh trên Phòng thi ảo FLYER – Con giỏi tiếng Anh tự nhiên, không gượng ép!

✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyênm,,,

Học hiệu quả mà vui với tính năng mô phỏng game độc đáo như thách đấu bạn bè, games từ vựng, quizzes,…

✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking

Theo sát tiến độ học của con với bài kiểm tra trình độ định kỳ, báo cáo học tập, app phụ huynh riêng

Tặng con môi trường luyện thi tiếng Anh ảo, chuẩn bản ngữ chỉ chưa đến 1,000VNĐ/ngày!

>>>Xem thêm

Comments

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Mai Duy Anh
Mai Duy Anhhttps://flyer.vn/
Tốt nghiệp đại học FPT với chứng chỉ TOEFL 100. Từng làm sáng tạo nội dung hoàn toàn bằng tiếng Anh cho thương hiệu thời trang đến từ Pháp: Yvette LIBBY N'guyen Paris và Công ty TNHH Âm Nhạc Yamaha Việt Nam. Mục tiêu của tôi là sáng tạo ra những nội dung mang kiến thức về tiếng Anh độc đáo, bổ ích nhưng cũng thật gần gũi và dễ hiểu cho nhiều đối tượng người đọc khác nhau.

Related Posts