“Make sense” là gì? 5 phút thành thạo mọi cách dùng của “Make sense”

Thỉnh thoảng khi giao tiếp tiếng Anh, bạn có thể bắt gặp cụm từ “Make sense” được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, chẳng hạn “That makes sense.” – “Điều đó đã rõ.” hoặc “Am I making sense?” – “Tôi nói vậy có dễ hiểu không?”. Sự đa dạng về ngữ cảnh của “Make sense” khiến nhiều bạn băn khoăn về ý nghĩa và cách dùng của cụm từ này. Vậy cụ thể “Make sense” là gì? Bạn có thể sử dụng “Make sense” thế nào và trong những trường hợp nào? 

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng FLYER làm rõ về ý nghĩa và cách dùng chi tiết của “Make sense” để bạn có thể sử dụng thành thạo và tự nhiên trong các cuộc hội thoại tiếng Anh nhé!

1. Khái niệm “Make sense”

“Make sense” vừa là thành ngữ vừa là cụm động từ tiếng Anh bổ nghĩa cho chủ ngữ trong câu. Hai thành tố trong cụm “Make sense” có thể được phân tích như sau: 

  • Make – động từ – mang nghĩa tiếng Việt là “làm”, “làm cho”, “khiến cho”,…
  • Sense – động từ – được hiểu là “có cảm tưởng”, “cảm thấy”.

Để cho lời cho câu hỏi: “Make sense là gì” thì câu trả lời là “làm cho, khiến cho một điều gì đó trở nên dễ hiểu, hợp lý, thuận tiện và có ý nghĩa hơn”.  

“Make sense” thường được dùng trong giao tiếp và có thể thể hiện được ý nghĩa trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. 

Cách phát âm của “Make sense” là /meɪk sens/.

"Make sense" là gì?
Make sense là gì?

Tìm hiểu thêm về động từ trong tiếng Anh

2. “Make sense” với ba thì cơ bản trong tiếng Anh 

Sau khi nắm được make sense là gì, hãy cùng tìm hiểu cách dùng cấu trúc này nhé. “Make sense” đóng vai trò cụm động từ bổ nghĩa cho chủ ngữ, vì vậy luôn được chia thì theo chủ ngữ và ngữ cảnh trong câu. Dưới đây là “Make sense” với ba thì cơ bản nhất, bao gồm hiện tại đơn, quá khứ đơntương lai đơn

2.1. Hiện tại đơn

Thể khẳng định:

S + make(s) sense + …
“Make sense” ở thể khẳng định thì hiện tại đơn

Ví dụ: 

  • The lesson makes sense now. 

Bài học bây giờ dễ hiểu hơn.

  • The explanations make sense to them.

Những lời giải thích có ý nghĩa với họ.

Thể phủ định:

S + does not (doesn’t)/ do not (don’t) + make sense + …
“Make sense” ở thể phủ định thì hiện tại đơn

Ví dụ: 

  • The lesson doesn’t make sense now. 

Bài học hiện đang khá khó hiểu. 

  • The explanations don’t make sense to them. 

Những lời giải thích không có ý nghĩa với họ. 

Thể nghi vấn:

Does/ Do + S + make sense +  …?
“Make sense” ở thể nghi vấn thì hiện tại đơn

Ví dụ:

  • Does the lesson make sense now? 

Giờ đây bài học có dễ hiểu hơn không? 

  • Do the explanations make sense to them?

Những lời giải thích có ý nghĩa với họ không? 

“Make sense” ở thì hiện tại đơn 
“Make sense” ở thì hiện tại đơn 

2.2. Quá khứ đơn

Thể khẳng định: 

S + made sense + …
“Make sense” ở thể khẳng định thì quá khứ đơn

Ví dụ: 

  • The problem made sense to me. 

Vấn đề đó đã dễ hiểu hơn với tôi. 

  • We made sense of the direction. 

Chúng tôi đã hiểu chỉ dẫn này. 

Thể phủ định:

S + did not (didn’t) + make sense + …
“Make sense” ở thể phủ định thì quá khứ đơn

Ví dụ: 

  • The problem didn’t make sense to me. 

Vấn đề đó đã không rõ ràng với tôi. 

  • We didn’t make sense of the direction. 

Chúng tôi đã không hiểu chỉ dẫn này.

Thể nghi vấn: 

Did + S + make sense + …?
“Make sense” ở thể nghi vấn thì quá khứ đơn

Ví dụ: 

  • Did the problem make sense to you? 

Vấn đề đó đã dễ hiểu hơn với bạn chưa? 

  • Did you make sense of the direction? 

Bạn đã hiểu chỉ dẫn này chưa?

“Make sense” ở thì quá khứ đơn
“Make sense” ở thì quá khứ đơn

2.3. Tương lai đơn

Thể khẳng định: 

S + will make sense + …
“Make sense” ở thể khẳng định thì tương lai đơn

Ví dụ: 

  • The bus will make sense for you if you want to go there. 

Xe buýt sẽ thuận tiện cho bạn nếu bạn muốn đến đó.

  • The solutions will make sense in the next meeting. 

Những giải pháp sẽ sáng tỏ hơn trong buổi họp tới. 

Thể phủ định: 

S + will not (won’t) make sense + …
“Make sense” ở thể phủ định thì tương lai đơn

Ví dụ: 

  • The bus won’t make sense for you if you want to go there. 

Xe buýt sẽ không thuận tiện cho bạn nếu bạn muốn đến đó.

  • The solutions won’t make sense in the next meeting. 

Những giải pháp sẽ không sáng tỏ hơn trong buổi họp tới.

Thể nghi vấn: 

S + will not (won’t) make sense + …
“Make sense” ở thể nghi vấn thì tương lai đơn

Ví dụ: 

  • Will the bus make sense for me if I want to go there?

Xe buýt sẽ thuận tiện cho tôi không nếu tôi muốn đến đó?

  • Will the solutions make sense in the next meeting? 

Những giải pháp sẽ sáng tỏ hơn trong buổi họp tới chứ?

“Make sense” ở thì tương lai đơn
“Make sense” ở thì tương lai đơn

3. Giới từ theo sau “Make sense” 

“Make sense” thường được theo sau bởi ba giới từ phổ biến với những cách dùng và ý nghĩa khác nhau, bao gồm:

  • Make sense to somebody: Dễ hiểu với ai, có ý nghĩa với ai. 
  • Make sense for somebody: Thuận tiện cho ai.
  • Make sense of something: Hiểu điều gì đó. 

Ví dụ:

  • The test made sense to me. 

Bài kiểm tra đã dễ hiểu hơn với tôi. 

  • The supermarket near our hotel will make sense for you.

Siêu thị gần khách sạn chúng tôi sẽ tiện lợi cho bạn.  

  • We made sense of your messages. 

Chúng tôi đã hiểu những thông điệp của bạn. 

Ba giới từ phổ biến theo sau “Make sense”
Ba giới từ phổ biến theo sau “Make sense”

4. Một số cụm từ với “Make sense”

Như đã đề cập, ngữ cảnh sử dụng “Make sense” khá đa dạng. Tuy nhiên, có một số cụm từ với “Make sense” khá thông dụng mà bạn có thể tham khảo để vận dụng trong giao tiếp tiếng Anh. Cụ thể: 

Cụm từ với “Make sense”Dịch nghĩa
(Someone/ Something) not make any sense.(Một ai đó/ điều gì đó) không hợp lý, vô lý, không thể hiểu. 
That (certainly) makes sense. Điều đó (chắc chắn) hợp lý, có ý nghĩa, dễ hiểu. 
Am I making sense? Tôi nói có dễ hiểu không? 
It makes no sense. Điều này không có ý nghĩa gì cả. 
Một số cụm từ thông dụng với “Make sense”
Một số cụm từ thông dụng với “Make sense”
Một số cụm từ thông dụng với “Make sense”

5. Tổng kết

Tóm lại, “Make sense” là một thành ngữ, vì vậy không thể dịch theo nghĩa đen mà chỉ có thể hiểu nôm na là “làm cho, khiến cho một điều gì đó trở nên dễ hiểu, hợp lý, thuận tiện và có ý nghĩa hơn”. “Make sense” đóng vai trò cụm động từ được chia thì theo chủ ngữ và ngữ cảnh của câu. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng “Make sense” với ba giới từ đi kèm phổ biến là “to”, “for” và “of” theo những cách dùng và ý nghĩa khác nhau.  

Để biết thêm nhiều ngữ cảnh khác sử dụng “Make sense”, bạn hãy đăng ký tài khoản ngay tại Phòng luyện thi ảo FLYER để được luyện tập nhiều hơn. Tại đây, FLYER có những đề thi “xịn” kết hợp các tính năng game hấp dẫn đang chờ bạn khám phá. Cùng tham gia vào thế giới đầy màu sắc của FLYER để những buổi học tiếng Anh của bạn thêm thú vị hơn nhé!

Đừng quên tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để được cập nhật các kiến thức vài tài liệu tiếng Anh mới nhất nhé.

>>> Xem thêm:

Comments

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Kim Cat
Kim Cat
“Anyone who stops learning is old, whether at twenty or eighty. Anyone who keeps learning stays young. The greatest thing in life is to keep your mind young.” – Henry Ford

Related Posts