Cấu trúc “Suggest”: Toàn bộ cách dùng CHI TIẾT NHẤT để bạn tự tin đưa ra những lời đề nghị tiếng Anh

Cấu trúc “Suggest” được dùng khi bạn muốn đưa ra lời đề nghị, đề xuất dựa trên quan điểm cá nhân để người khác xem xét và có thể nghe theo hoặc không. Đến đây, có lẽ nhiều bạn sẽ có chung thắc mắc rằng, liệu “Suggest” có nghĩa chính xác là gì và được dùng cụ thể như thế nào, bởi trong tiếng Anh cũng có một vài từ mang nghĩa tiếng Việt khá giống như “Recommend”, “Advise” hoặc “Introduce”.  

Để rõ hơn về “Suggest” và điểm khác biệt giữa “Suggest” với những từ trên, hãy cùng FLYER tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. “Suggest” là gì? 

“Suggest” là một động từ được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là “đề nghị”, “đề xuất” hoặc “gợi ý”. 

Cách phát âm của “Suggest” là /səˈdʒest/. 

"Suggest" là gì?
“Suggest” là gì?

2. Cách dùng và cấu trúc “Suggest” 

“Suggest” có thể theo sau bởi 4 thành tố, bao gồm danh từ hoặc cụm danh từ, mệnh đề “That”, “V-ing” và từ nghi vấn (WH-question words). Tùy vào nội dung cần diễn đạt, bạn có thể ghép “Suggest” với 1 trong 4 thành tố sao cho phù hợp. Theo đó, ta có 4 cấu trúc sau:

2.1. “Suggest” + danh từ/ cụm danh từ

Cấu trúc này được dùng khi bạn muốn đề xuất, gợi ý về một người hoặc một sự vật nào đó.

Ví dụ: 

  • Her friends suggested this Italian restaurant for tonight. 

(Bạn cô ấy đã đề xuất nhà hàng Ý này cho tối nay.)

  • We suggest that lawyer. 

(Chúng tôi đề xuất vị luật sư đó.)

Cấu trúc “Suggest” + danh từ/ cụm danh từ

2.2. “Suggest” + mệnh đề “That”

Bạn dùng “Suggest” với một mệnh đề khi muốn gợi ý một người nên làm một việc gì đó. 

Đối với ngữ cảnh ở hiện tại, bạn có cấu trúc sau: 

S1 + suggest + (that) + S2 + V-inf + …
Cấu trúc “Suggest” + mệnh đề That ở hiện tại

Cấu trúc này có nghĩa “Ai đó đề xuất với ai nên làm việc gì.” Trong đó:

  • S1: Chủ ngữ 1 – Người đề xuất
  • S2: Chủ ngữ 2 – Người được đề xuất
  • V-inf: Động từ nguyên thể  

Ví dụ: 

  • I suggest (that) she practice English. 

(Tôi đề nghị cô ấy nên luyện tiếng Anh.) 

  • His mother suggests (that) he go to the national university. 

(Mẹ anh ấy gợi ý anh học ở đại học quốc gia.)

Mặt khác, khi muốn nói về lời đề xuất với ai đó trong quá khứ, bạn cần thêm “-ed” vào “suggest” và “should” vào mệnh đề “That” theo công thức sau: 

S1 + suggested + (that) + S2 + should + V-inf + …
Cấu trúc “Suggest” + mệnh đề That ở quá khứ

Cấu trúc này được hiểu là “Ai đó đã đề xuất ai nên làm việc gì.” 

Ví dụ:

  • I suggested (that) she should practice English. 

(Tôi đã đề nghị cô ấy nên luyện tiếng Anh.)

  • His mother suggested (that) he should go to the national university. 

(Mẹ anh ấy đã gợi ý anh học ở đại học quốc gia.)

Lưu ý:

  • Đối với tình huống giao tiếp thông thường, “that” trong hai cấu trúc trên có thể được lược bỏ.  
  • Động từ chính ở mệnh đề “That” luôn là động từ nguyên thể, không phụ thuộc vào ngữ cảnh của câu là quá khứ hay hiện tại, chủ ngữ trong mệnh đề “That” là ai,… 
Cấu trúc "Suggest" + mệnh đề That
Cấu trúc “Suggest” + mệnh đề That

Tìm hiểu rõ hơn về động từ nguyên thể

2.3. “Suggest” + V-ing

Cấu trúc “Suggest + V-ing” dùng để đề xuất một hành động, hoạt động, việc làm nói chung mà không cần quan tâm người thực hiện là ai. Trong đó, “V-ing” là động từ nguyên mẫu thêm “-ing”. 

Ví dụ:

  • She suggested traveling to HongKong. 

(Cô ấy đã gợi ý đi du lịch HongKong.)

  • John suggests trying the orange juice in that café. 

(John gợi ý thử nước ép cam ở quán cà phê đó.)

Cấu trúc "Suggest" + V-ing
Cấu trúc “Suggest” + V-ing

2.4. “Suggest” + từ nghi vấn (WH- question words)

Từ nghi vấn bao gồm các từ “What”, “Who”, “When”, “Where”, “Why”, “How”. 

Cấu trúc “Suggest + từ nghi vấn” thường được dùng trong câu nghi vấn để nhờ người khác gợi ý, đề xuất ý tưởng về một người, sự vật, địa điểm,… cụ thể: 

Can/ Could + you + suggest + WH- question word + S + modal verb + V-inf + …?
Cấu trúc “Suggest” + từ nghi vấn để nhờ người khác gợi ý, đề xuất ý tưởng

Trong đó, modal verb là động từ khiếm khuyết như “Can”, “Could”, “Should”, “Might”,…

Ví dụ:

  • Can you suggest where I should have my hair cut? 

(Bạn có thể gợi ý tôi nên cắt tóc ở đâu không?)

  • Could you suggest what I might buy for the picnic? 

(Bạn có thể gợi ý với tôi mua gì cho buổi picnic không?)

Ngoài ra, bạn cũng có thể rút gọn cấu trúc trên bằng cách lược bỏ chủ ngữ và động từ khiếm khuyết ở mệnh đề nghi vấn để thay bằng “to”:

Can/ Could + you + suggest + WH- question word + to + V-inf + …?
Cấu trúc “Suggest” + từ nghi vấn rút gọn

Ví dụ:

  • Can you suggest where to have my hair cut? 

(Bạn có thể gợi ý nơi để tôi cắt tóc được không?)

  • Could you suggest what to buy for the picnic? 

(Bạn có thể gợi ý những thứ để mua cho buổi picnic không?)

Ngoài dùng trong câu nghi vấn, bạn cũng có thể dùng cấu trúc này trong câu khẳng định. Tuy nhiên, nội dung diễn đạt sẽ không được rõ ràng và đầy đủ bằng. 

Cấu trúc "Suggest" + từ nghi vấn
Cấu trúc “Suggest” + từ nghi vấn

3. Một số lưu ý khi dùng cấu trúc “Suggest”

Để dùng cấu trúc “Suggest” nhuần nhuyễn hơn, bạn hãy ghi nhớ một số điều sau đây: 

  • Động từ “suggest” trong các cấu trúc trên được chia theo chủ ngữ đứng trước, tức người đề xuất, và/ hoặc chia theo ngữ cảnh của câu.
  • Không dùng “to V” hoặc “tân ngữ gián tiếp + to V” ngay sau “Suggest”, thay vào đó chỉ dùng “V-ing”. 

Ví dụ: He suggests to go swimming. 

-> He suggests going swimming. 

(Anh ấy đề xuất đi bơi.)

  • Một cấu trúc mở rộng của “Suggest” mà bạn có thể tham khảo là:
Something + suggest + itself + to + somebody.
Cấu trúc “Ai đó chợt nảy ra/ nghĩ ra ý tưởng hay điều gì đó.”

Ví dụ:

That song suggested itself to me. 

(Tôi chợt nghĩ ra bài hát đó.)

Một số lưu ý khi dùng cấu trúc "Suggest"
Một số lưu ý khi dùng cấu trúc “Suggest”

Tham khảo tân ngữ trong tiếng Anh

4. Phân biệt “Suggest” với Recommend, Advise và Introduce

“Recommend”, “Advise” và “Introduce” là những từ khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa tương đối giống với “Suggest”, tuy nhiên cách dùng và ngữ cảnh trong tiếng Anh lại hoàn toàn khác biệt. Một số điểm khác biệt giữa những từ này bao gồm:  

Từ Cách dùngVí dụ
SuggestDùng để giới thiệu, gợi ý một người, một sự vật, hoạt động cho một người nào đó hoặc để thể hiện ý kiến, quan điểm của người nói. 
Người đề xuất có thể có hoặc chưa có trải nghiệm điều mà họ gợi ý. 
Lời đề xuất có thể theo hướng tích cực hoặc không. 
He suggests walking to the cinema. 
(Anh ấy đề xuất đi bộ đến rạp chiếu phim.)
Recommend Dùng để giới thiệu, gợi ý một người, một sự vật, hoạt động cho một người nào đó mà bạn nghĩ là hay ho và sẽ có ích với họ. 
Lời đề xuất mang tính cá nhân, người nói không nhất thiết phải có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực đang gợi ý nhưng có thể đã trải nghiệm qua rồi. 
Lời đề xuất thường đi theo hướng tích cực. 
I recommend you should try this drink. 
(Tôi gợi ý bạn nên thử món nước này.)
AdviseDùng để đưa ra lời khuyên dựa trên những kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực cụ thể.
Người nói đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực được khuyên. 
Lời khuyên thường có giá trị cao. 
My professor advised me that I should apply for an internship in the second year of university. 
(Giáo sư của tôi đã khuyên tôi nên đăng ký thực tập vào năm 2 đại học.)
IntroduceDùng để giới thiệu một người, một sự vật nào đó cho một người khác để họ biết thêm thông tin. Let me introduce myself a bit. 
(Để tôi giới thiệu bản thân một chút.)
Phân biệt “Suggest”, “Recommend”, “Advise” và “Introduce”
Phân biệt "Suggest", “Recommend”, “Advise” và “Introduce”
Phân biệt “Suggest”, “Recommend”, “Advise” và “Introduce”

Như vậy, “Suggest” có 4 cách dùng cơ bản tương ứng với 4 cấu trúc khác nhau. Để củng cố phần kiến thức vừa rồi, hãy cùng FLYER đến với phần luyện tập dưới đây nhé!

5. Luyện tập (kèm đáp án)

Name
Email

6. Tổng kết

Đến đây, bạn đã biết cách đưa ra lời đề nghị tiếng Anh với “Suggest” rồi chứ? Tóm lại, có 4 cách dùng “Suggest” cơ bản mà bạn cần nắm, bao gồm: 

  • “Suggest” + danh từ/ cụm danh từ
  • “Suggest” + mệnh đề That
  • “Suggest” + V-ing
  • “Suggest” + từ nghi vấn

Ngoài 4 cấu trúc này, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý khi dùng và điểm khác biệt giữa “Suggest” với các từ gần giống nghĩa để có thể diễn đạt đúng nội dung bạn muốn nhé!

Cùng truy cập Phòng luyện thi ảo FLYER để luyện tập nhiều hơn thôi nào! Chỉ cần đăng ký tài khoản với vài bước đơn giản, bạn đã có thể vừa học tiếng Anh vừa chơi game thỏa thích cùng FLYER. Không những vậy, Phòng luyện thi ảo của chúng mình còn được trang trí với nhiều màu sắc bắt mắt đảm bảo bạn sẽ rất thích thú khi “bước vào” đó!

Đừng quên tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để được cập nhật các kiến thức vài tài liệu tiếng Anh mới nhất nhé.

>>> Xem thêm:

Comments

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Kim Cat
Kim Cat
“Anyone who stops learning is old, whether at twenty or eighty. Anyone who keeps learning stays young. The greatest thing in life is to keep your mind young.” – Henry Ford

Related Posts