Sử dụng cấu trúc “can” và “can’t” trong tiếng Anh như thế nào là chuẩn nhất? – Những lưu ý bạn không nên bỏ qua

“Can” là một trợ động từ và cũng là một trong những từ đa nhiệm nhất trong tiếng Anh. Chúng ta thường xuyên sử dụng “can” (và thể phủ định của nó – “can’t”) trong vô số trường hợp trang trọng lẫn thường ngày. Tuy cách sử dụng không phức tạp nhưng bạn vẫn cần phải lưu ý khá nhiều điều khi sử dụng cấu trúc “can” để đảm bảo đúng ngữ pháp cho các tình huống. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây nhé!

1. “Can” và “can’t” là gì?

1.1. “Can” là gì?

"Can" là gì?
“Can” là gì?

“Can” là một động từ khuyết thiếu (modal auxiliary).

“Can” có nghĩa là “có thể”, “có khả năng” hoặc “được phép”.

“Can” có các cách dùng sau:

  • Nói về khả năng có thể làm điều gì trong hiện tại hoặc tương lai gần. 

Ví dụ:

I can sing one song in Japanese.

Tôi có thể hát một bài bằng tiếng Nhật.

I can come and see you tomorrow if you like.

Tôi có thể đến gặp bạn vào ngày mai nếu bạn thích.

  • Chỉ việc có khả năng xảy ra hay đặt câu hỏi về khả năng xảy ra trong thực tế. 

Ví dụ:

We can go to Rome in June because both of us have a week off work.

Chúng tôi có thể đến Rome vào tháng 6 vì cả hai chúng tôi đều có một tuần nghỉ làm

Well, how can you be on a diet if you buy so much chocolate?

Chà, làm sao bạn có thể ăn kiêng nếu bạn mua quá nhiều sô cô la? (tôi không nghĩ là bạn có thể ăn kiêng vì bạn vẫn mua rất nhiều sô cô la.)

  • Xin phép, cho phép làm điều gì. 

Ví dụ:

Can I use your bike?

Tôi có thể sử dụng xe đạp của bạn không?

You can park over there.

Bạn có thể đậu xe ở đó.

  • Sử dụng để đưa ra đề xuất:

We can eat in a restaurant if you like.

Chúng ta có thể ăn trong nhà hàng nếu bạn thích.

  • Sử dụng để yêu cầu điều gì:

Can you make a little less noise, please? I’m trying to work.

Làm ơn giảm tiếng ồn đi một chút được không? Tôi đang cố gắng làm việc.

Can you open the door, please?

Bạn làm ơn mở cửa giúp tôi.

  • Sử dụng để nói về những điều mà chúng ta thường (nhưng không phải luôn luôn) cho là đúng. 

Ví dụ:

Reducing cholesterol through diet can be difficult.

Giảm cholesterol thông qua chế độ ăn uống có thể khó khăn. (Không phải lúc nào cũng khó đối với tất cả mọi người, nhưng nói chung là khó). 

Smoking can cause cancer.

Hút thuốc có thể gây ung thư.

  • Sử dụng trong các đề nghị giúp đỡ lịch sự. 

Ví dụ: 

Can I help you lift that?

Tôi có thể giúp bạn nâng nó lên không?

I’m afraid Mr. Smith has already left the office. Can I be of any help?

Tôi e rằng ông Smith đã rời văn phòng. Tôi có thể giúp gì được không?

Lưu ý:

  • Luôn luôn dùng “can” với một động từ khác.
  • Động từ theo sau “can” là động từ nguyên thể không “to” (infinitive). 

Ví dụ:

We can see our neighbour in the garden.

Chúng tôi có thể thấy người hàng xóm trong vườn.

  • “Can” dùng cho tất cả chủ ngữ, không thêm “s” trong ngôi thứ ba như những động từ khác. 

Ví dụ:

He can swim well. 

Not: He cans swim well. or He can swims well.

  • “Can” không được dùng để diễn tả tương lai;thay vào đó, bạn dùng “will be able to” để nói ai đó sẽ có khả năng làm điều gì hoặc điều gì có thể xảy ra trong tương lai, đặc biệt là sau một thời gian dài. 

Ví dụ:

She’ll be able to walk soon.

Cô ấy sẽ sớm đi lại được.

A hundred years from now people will be able to visit Mars.

Một trăm năm nữa con người sẽ có thể đến thăm sao Hỏa.

  • “Can” sử dụng khi lập kế hoạch hoặc ra quyết định về những sự việc sẽ diễn ra trong tương lai gần.

We can go shopping tomorrow.

Chúng ta có thể đi mua sắm vào ngày mai.

  • “Can” không được dùng với thì hoàn thành (perfect tense), thay vào đó bạn sử dụng “has/have been able to”. 

Ví dụ:

I haven’t been able to phone my parents yet.

Tôi chưa thể điện thoại cho bố mẹ tôi.

1.2. “Can’t” là gì?

1.2.1. Cách dùng của “can’t”

cấu trúc can't
cấu trúc can’t

“Can’t” là dạng rút gọn của “cannot”.

“Can’t” có các cách dùng sau:

  • Dùng để diễn tả sự không thể, không có khả năng làm điều gì. 

Ví dụ:

I can’t concentrate when you keep chattering all the time. 

Tôi không thể tập trung khi bạn cứ huyên thuyên suốt.

I can’t afford to buy a house.

Tôi không có khả năng mua nhà.

  • Để gợi ý ai đó nên làm một việc cụ thể, đặc biệt khi đó có vẻ như là điều hiển nhiên phải làm. 

Ví dụ:

Can’t you just take the dress back to the shop if it doesn’t fit?

Bạn không thể mang chiếc váy trở lại cửa hàng nếu nó không vừa sao?

Can’t you work a bit quicker?

Bạn không thể làm việc nhanh hơn một chút à?

  • Nói về việc ai đó không được phép làm gì. 

Ví dụ:

You can’t park there.

Bạn không thể đỗ xe ở đó.

  • Để nói rằng bạn chắc chắn điều gì đó không đúng sự thật:

That can’t be Mary – she’s in Paris.

Đó không thể là Mary – cô ấy đang ở Paris.

  • Khi bạn nói về khả năng không thể xảy ra của cái gì trong quá khứ, ta dùng “can’t have + past participle (V3/Ved)”.

Ví dụ:

You can’t have arrived here earlier than me.

Bạn không thể đến đây sớm hơn tôi.

1.2.2. Dùng “Cannot” hay “can not”?

cấu trúc can

Bạn nên dùng “cannot” (không dùng dạng rút gọn “can’t”) trong các văn bản chính thức, học thuật. 

Ví dụ:

  • I cannot wait until Friday to get the report. 

Tôi không thể đợi đến thứ sáu để lấy báo cáo.

  • We cannot allow these obstacles to slow us down.

Chúng ta không thể cho phép những trở ngại này làm chúng ta chậm lại

Bạn cũng dùng “cannot” khi muốn nhấn mạnh điều gì. 

Ví dụ:

I cannot understand what she believes like that.

Tôi không thể hiểu tại sao cô ấy lại cư xử như vậy.

Chỉ dùng “can not” khi từ “can” đứng trước một số cụm từ khác bắt đầu bằng “not” (thường thấy như là một phần của một số cấu trúc, chẳng hạn như “not only…but also” (“không chỉ…nhưng cũng”). 

Ví dụ:

Mark can not only bake cakes, but he can also make cookies.

Mark không chỉ có thể nướng bánh mà còn có thể làm bánh quy.

Bạn cũng có thể dùng “can not” khi chủ thể không có khả năng làm điều gì đó. Trong những trường hợp này, “can” liên kết với dạng phủ định của động từ hành động (active verb) (Can + not V).

Ví dụ:

  • If she wants to avoid conflict, Emily can not address the scandal in her speech tonight.

Nếu muốn tránh xung đột, Emily không thể đề cập đến vụ bê bối trong bài phát biểu tối nay.

  • Maybe I can not worry about this for a few days.

Có lẽ tôi không thể lo lắng về điều này trong một vài ngày.

Trong hình thức câu hỏi, danh từ hay đại từ sẽ đứng giữa “can” và “not”. 

Ví dụ:

  • Can we not discuss this today?

Chúng ta có thể không thảo luận điều này ngày hôm nay được không?

  • Can Karen not be late for once?

Karen có thể không đến muộn một lần được không?

2. Một số lưu ý khi sử dụng cấu trúc “can” và “can’t”

Chúng ta thường dùng “can” với những động từ chỉ khả năng nhận thức như “hear”, “see”, “smell”, “taste” (nghe, nhìn, ngửi, nếm) và những động từ liên quan đến tinh thần như “guess”, “imagine”, “picture”, “understand” và “follow” (trong nghĩa “understand”) (đoán, tưởng tượng, hình dung, hiểu và làm theo – theo nghĩa “hiểu”). 

Ví dụ:

I can hear you.

Tôi có thể nghe thấy bạn.

Can you smell something burning?

Bạn có ngửi thấy thứ gì đó đang cháy không?

I can guess why you’re angry.

Tôi có thể đoán được tại sao bạn tức giận.

We can’t follow these instructions for installing this new machine. (= We can’t understand these instructions.)

Chúng tôi không thể làm theo các hướng dẫn cài đặt cái máy này. (= Chúng tôi không thể hiểu những hướng dẫn này.)

  • Thỉnh thoảng, các cụm “you can”, “you can’t” và “can you…?” không xác định chủ ngữ (impersonal) mà chỉ đề cập đến con người nói chung. 

Ví dụ:

You can see many stars at night from here. (= people in general can see)

Bạn có thể nhìn thấy nhiều ngôi sao vào ban đêm từ nơi này. (= mọi người nói chung có thể nhìn thấy)

You can’t run naked in the middle of the street.

Bạn không thể khỏa thân chạy giữa đường phố. (Mọi người nói chung, không ai nên làm điều đó)

  • Không bao giờ dùng “can” với trợ động từ khác. 

Ví dụ:

He can hear the music from his room sometimes.

Đôi khi anh ấy có thể nghe thấy tiếng nhạc từ phòng của mình

Not: He can might hear the music

Không dùng “don’t/doesn’t/didn’t” với “can”. 

Ví dụ:

I can’t believe you said that!

Tôi không thể tin bạn đã nói điều đó!

Not: I don’t can believe you said that!

  • Có thể dùng “can’t” như hình thức phủ định của “must”. 

Ví dụ: 

A: Who owns this blue coat? It must be yours.

B: It can’t be mine. It’s too big. 

A: Chiếc áo khoác xanh này của ai? Nó chắc là của bạn.

B : Nó không thể là của tôi được. Nó quá lớn.

(A dùng “must” để đoán áo thuộc về B. B dùng “can’t” để phủ định lại: Áo quá rộng, như vậy không phải của B)

  • Tương tự, “can’t have + past participle” là hình thức phủ định của “must have + past participle”. 

Ví dụ:

A: Roy must have made a lot of money.

B: He can’t have done it. He doesn’t even own a house.

A: Roy chắc đã kiếm được rất nhiều tiền.

B: Anh ấy không thể. Anh ấy thậm chí không có một ngôi nhà.

(A dùng “must have + past participle” để suy luận là Roy kiếm được rất nhiều tiền. B thấy điều này rất khó xảy ra và dùng “can’t have + past participle” phủ định lại.)

  • Chúng ta có thể dùng những câu trả lời rút gọn. 

Ví dụ:

A: Can I sit here? 

B: Yes, you can.

A: Tôi có thể ngồi đây không?

B: Vâng, bạn có thể.

A: Can you speak Japanese? 

B: No, I can’t.

A: Bạn có thể nói tiếng Nhật không?

B: Không, tôi không thể.

  • Chúng ta dùng “can” trong câu hỏi để diễn tả sự nghi ngờ hoặc ngạc nhiên. 

Ví dụ:

Can he be serious?

Anh ấy có thể nghiêm túc được không?

  • Dùng “can’t” trong câu hỏi để yêu cầu người nào ngừng làm điều gì đó mà chúng ta không muốn họ làm, hoặc yêu cầu họ làm điều mà chúng ta muốn họ làm. 

Ví dụ:

Can’t you stop making that awful noise?

Bạn không thể ngừng tạo ra tiếng ồn khủng khiếp đó à?

Why can’t you just be nice to her instead of upsetting her?

Tại sao bạn không thể tử tế với cô ấy thay vì làm cô ấy buồn?

  • Mặc dù “can’t” là dạng rút gọn của “cannot”, chúng ta không dùng “cannot” trong những câu trả lời ngắn mà không có động từ theo sau. 

Ví dụ:

A: Can Henry speak Spanish?

B: No, he cannot speak Spanish.

A: Henry có thể nói tiếng tây Ban Nha không?

B: Không, anh ấy không thể nói tiếng tây Ban Nha.

Not: No, he cannot.

Ví dụ:

You can’t take photos inside the museum, can you?

Bạn không thể chụp ảnh bên trong bảo tàng, phải không?

Liz can speak Chinese, can’t she?

Liz có thể nói tiếng Trung quốc, phải không?

3. Cấu trúc “can” và “can’t”

3.1. Cấu trúc “can” và “can’t” trong câu khẳng định

Subject + can + infinitive verb

(Chủ ngữ + can + động từ nguyên thể)

Ví dụ:

I can ride a horse.

Tôi có thể cưỡi ngựa.

3.2. Cấu trúc “can” và “can’t” trong câu phủ định

Subject + can’t + infinitive verb

(Chủ ngữ + can’t + động từ nguyên thể)

Ví dụ:

The doctor can’t see you this morning.

Bác sĩ không thể gặp bạn sáng nay.

3.3. Cấu trúc “can” và “can’t” trong câu nghi vấn

Can/can’t + subject + infinitive verb

(Can/can’t + chủ ngữ +  động từ nguyên thể)

Ví dụ:

Can you wait a moment, please?

Bạn có thể vui lòng đợi một chút không?

What can we do on Sunday?

Chúng ta có thể làm gì vào chủ nhật?

4. Một số cấu trúc với “can” và “can’t”

4.1. Dùng với “can/can’t”

  • Can + hardly = Khó có thể, hầu như không thể. 

Ví dụ:

I can hardly stand up!

Tôi gần như không thể đứng lên nổi!

Sometimes I can hardly believe what I have been able to do.

Đôi khi tôi gần như không thể tin vào những việc mình đã làm.

  • Can + only = Dùng khi một sự kiện hoặc hành vi của ai đó là khó tin và chúng ta chỉ có thể hiểu được một phần về nó. 

Ví dụ: 

I can only imagine what she’s thinking about right now.

Tôi chỉ có thể tưởng tượng những gì cô ấy đang nghĩ lúc này.

I can only guess what they’re going through.

Tôi chỉ có thể đoán những gì họ đang trải qua.

  • Can’t + wait = Diễn tả cảm giác phấn khích về điều gì đó, bạn không thể chờ đến điều đó được. 

Ví dụ:

I can’t wait to travel to Paris next week.

Tôi không thể chờ (rất háo hức) đi du lịch Paris tuần tới.

  • Can’t stand = Không thích, không thể chịu đựng cái gì. 

Ví dụ:

If there’s one thing I can’t stand, it’s hypocrisy.

Nếu có một điều tôi không thể chịu nổi, đó là đạo đức giả.

cấu trúc can

4.2. Dùng với “could”

  • Could + at least = Một điều mà ít nhất ai đó có thể thực hiện. 

Ví dụ:

We could at least help them fix the window we broke.

Ít nhất chúng ta có thể giúp họ sửa cửa sổ mà chúng ta đã làm vỡ.

  • Could + always = Gợi ý hay khuyên về sự lựa chọn của người khác, đặc biệt khi họ đang trong một tình huống khó khăn. 

Ví dụ:

I know you lost your ticket, but you could always buy another one.

Tôi biết bạn bị mất vé, nhưng bạn luôn có thể mua một cái khác.

  • Could + easily = Nói về khả năng xảy ra một điều gì đó với ai, đặc biệt khi chúng ta cho họ lời khuyên. 

Ví dụ:

You could easily make more money somewhere else.

Bạn có thể dễ dàng kiếm được nhiều tiền hơn ở một nơi khác.

5. Các thành ngữ với can và can’t

Thành ngữÝ nghĩaVí dụ
As (happy/simple/sweet,etc.) as can beCó nghĩa là càng (hạnh phúc, đơn giản, ngọt ngào…) càng tốt. Shopping online is as simple as can be.
Mua sắm trực tuyến càng đơn giản càng tốt.
Can’t hear myself thinkKhông thể tập trung. There was so much noise in the classroom that I could hear myself think.
Có quá nhiều tiếng ồn trong lớp học đến nỗi tôi không thể tập trung được
Can’t/couldn’t take my eyes off someoneKhông thể rời mắt khỏi ai đó, nghĩa là bị hấp dẫn bởi ai đó. She looked stunning. I couldn’t take my eyes off her all evening.
Cô ấy trông tuyệt đẹp. Tôi không thể rời mắt khỏi cô ấy cả buổi tối.
You can’t winDiễn đạt sự cam chịu sau khi cố gắng, nỗ lực làm gì nhưng không thành công.With critics like that, you can’t win.
Với những nhà phê bình như vậy, bạn không thể chiến thắng.
No can do Không thể làm (bạn không thể hoặc không muốn làm gì). Đây là cách dùng trong những trường hợp giao tiếp thông thường, ít trang trọng.Sorry, no can do. I just don’t have the time.
Xin lỗi, tôi không thể. Chỉ là tôi không có thời gian.
Các thành ngữ với “can/can’t”

6. Một số cấu trúc tương tự

cấu trúc can

6.1. Cấu trúc “Could”

“Could” là dạng quá khứ của “can”, nhưng nó cũng có những cách sử dụng riêng.

  • Diễn tả khả năng mà một người từng có trong quá khứ. 

Ví dụ:

When I was younger, I could run for miles.

Khi tôi còn trẻ, tôi có thể chạy hàng dặm.

  • Nói về điều gì đó thường có thể làm được hoặc thường xảy ra trong quá khứ. 

Ví dụ: 

In those days, you could buy everything in the local shop. Now we have to go to the big supermarket for everything.

Ngày xưa, bạn có thể mua mọi thứ trong cửa hàng địa phương. Bây giờ chúng ta phải đi đến siêu thị lớn cho tất cả mọi thứ.

  • Giả thuyết khả năng xảy ra của điều gì. 

Ví dụ:

It could be expensive to keep a cat. 

Nuôi một con mèo có thể tốn kém.

(Đây chỉ là giả thuyết, nếu bạn có một con mèo, bạn có thể tốn nhiều tiền hoặc có thể không.)

  • Được sử dụng như một dạng lịch sự hơn “can” khi yêu cầu sự cho phép. 

Ví dụ:

Could I speak to Mr Brown, please?

Tôi có thể nói chuyện với ông Brown được không?

  • Được sử dụng như một dạng lịch sự hơn “can” khi yêu cầu ai cung cấp một cái gì hoặc làm điều gì. 

Ví dụ:

Could you lend me $5?

Bạn có thể cho tôi mượn 5 đô la không?

Could you turn that music down a little, please?

Bạn có thể giảm nhạc xuống một chút được không?

  • Diễn đạt khả năng xảy ra (khả năng này nhỏ hoặc không chắc chắn). 

Ví dụ:

This new drug could be an important step in the fight against cancer.

Loại thuốc mới này có thể là một bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư.

  • Sử dụng để đưa ra đề xuất. 

Ví dụ:

We could go out for a drink after work tomorrow, if you want.

Nếu bạn muốn, chúng ta có thể đi uống nước sau giờ làm việc ngày mai.   

  • Điều gì đó mà bạn mong muốn có hoặc muốn làm nhưng không thể thực hiện được. 

Ví dụ:

If only we could be free of this tyrant!

Giá như chúng ta có thể được giải thoát khỏi tên bạo chúa này!

  • Thể hiện sự khó chịu hoặc một cảm xúc mạnh.

Ví dụ:

He could have asked me if I needed help!

Anh ấy có thể hỏi tôi xem tôi cần có cần được giúp không!

I’m so tired I could cry!

Tôi mệt mỏi đến có thể khóc được!

  • Dùng với những động từ cảm quan như “feel” “hear”, “see”, “smell”, “taste” (cảm thấy, nghe, nhìn, ngửi, nếm) và những động từ chỉ suy nghĩ như “believe”, “decide”, “remember”, “understand”…(tin, quyết định, nhớ, hiểu…). 

Ví dụ:

As I got closer I could hear the conversation. 

Lúc tiến lại gần tôi có thể nghe thấy cuộc chuyện trò.

I wish you could understand what this means.

Tôi ước gì bạn hiểu điều này có nghĩa gì.

Bạn hãy xem qua vài ví dụ so sánh dưới đây giữa “can” và “could”:

Exercise can help reduce stress. 
Tập thể dục có thể giúp giảm căng thẳng.
Người nói tin đây là một sự thật (hoặc niềm tin chung là như vậy).
Exercise could help reduce stress.Người nói xem đây chỉ là một khả năng, điều có thể xảy ra.
Finding a hotel in August can be difficult. 
Có thể khó tìm được một khách sạn vào tháng tám.
Người nói tin đây là một sự thật (hoặc là niềm tin chung) dựa trên kinh nghiệm hoặc kiến thức của người nói.
Finding a hotel in August could be difficultNgười nói xem đây chỉ là một khả năng có thể xảy ra.

6.2. Cấu trúc Be able to

“Be able to” có nghĩa là có thể, có khả năng. Trong khi “can” và “could” là động từ khuyết thiếu, “be able to” không phải động từ khuyết thiếu (nó dùng động từ “be” như động từ chính). “Be able to” dùng trong các trường hợp sau”:

  • Diễn tả những việc thực hiện trong một tình huống đặc biệt. 

Ví dụ:

The fire spread through the building very quickly, but fortunately, everybody was able to escape.

Đám cháy lan qua tòa nhà rất nhanh nhưng may mắn là mọi người đã kịp thoát ra ngoài

Not: …everybody could escape

  • Nói đến một thành tựu đặc biệt trong quá khứ.

Ví dụ:

He swam strongly and was able to cross the river easily, even though it was swollen by a heavy rain.

Anh ấy đã bơi mạnh mẽ và có thể qua sông dễ dàng, mặc dù có sóng cồn bởi cơn mưa lớn.

Những điểm khác nhau giữa “can”, “could” và “be able to”: 

“Be able to” dùng cho tất cả các thì, nhưng “can” chỉ dùng cho hiện tại còn “could” dùng cho quá khứ.

Trong một số trường hợp “can” và “be able to” có thể dùng thay thế cho nhau. Tuy nhiên “be able to” mang tình trang trọng hơn, “can” được dùng phổ biến hơn. 

Không dùng “be able to” khi diễn tả điều gì đang xảy ra khi ta nói. 

Ví dụ:

Watch me, Mum; I can stand on one leg.

Xem con nè mẹ, con có thể đứng trên một chân.

Not: … I’m able to stand on one leg)

  • Ở thể phủ định và nghi vấn, “could” và “be able to” có thể dùng thay thế cho nhau. 

Ví dụ:

I could not play football / I was not able to play football.

Tôi không thể chơi đá banh.

Could he play football? / Was he able to play football?

Anh ấy có thể chơi đá banh không?

6.3. Cấu trúc May/Might

“May” là một trợ động từ, có nghĩa là “có thể”, “có lẽ”. 

“Might” là dạng quá khứ của “may”. Phủ định của “may” là “may not”.

Cấu trúc “May”/”Might” được dùng trong các trường hợp sau:

Dùng để hỏi hoặc cho phép một cách lịch sự và khá trang trọng. 

Ví dụ:

May I borrow your newspaper?

Tôi có thể mượn báo của bạn không?

You may come if you wish.

Bạn có thể đến nếu bạn muốn.

  • Đề xuất giúp đỡ (trang trọng hơn “can”). 

Ví dụ:

May I help you?

Tôi có thể giúp bạn không?

  • Thường dùng trong những quy định và cảnh báo.

Ví dụ:

Visitors may use the swimming pool between 7a.m and 7p.m.

Du khách có thể sử dụng hồ bơi từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối.

Students may not use the college car park. 

Sinh viên không được sử dụng bãi đậu xe của trường đại học.

  • “Might” gợi ý điều gì đáng lẽ đã có khả năng xảy ra.

Ví dụ:

You might have lost it.

Bạn có thể đã đánh mất nó.

The store might have been closed today. 

Cửa hàng có thể đã đóng cửa hôm nay.

  • Khi muốn nói về khả năng xảy ra, bạn có thể dùng “can”, “could” hay “may” nhưng với những sắc thái khác nhau. 

Ví dụ:

It can be dangerous to cycle in the city.
Đạp xe trong thành phố có thể nguy hiểm.
Người nói tin đây là sự thật, khả năng xảy ra cao.
It could/may be dangerous to cycle in the city.Người nói cho rằng điều này có khả năng xảy ra nhưng không quá cao.

Tìm hiểu thêm về cấu trúc “may/might”

7. Bài tập cấu trúc “can” và “can’t”

Bài tập 1: Chọn đáp án đúng cho những câu sau:

1. I can ___

2. Can you ___ tennis?

3. He ___ open the door, it’s stuck.

4. I ___ speak three languages.

5. When I lived in New York, I ___ walk to work in five minutes.

6. If you lose the key, you ___ get into your apartment.

7. The policeman says we ___ go in now.

8. ___ you please sit down!

9. They ___ have seen the warning sign.

10. You ___ come and see us tomorrow, ___ you?

11. I ___ finished the whole test if I’d had five more minutes.

12. I think they’ll get the contract, but they ___not.

13. Professor, ___ I ask a question?

14. A: Can he swim? B: Yes,___.

15. Alan can ___ well.

16. I ___ promise anything, but I’ll do what I ___.

17. Please let us know if you ___ attend the meeting.

18. Valuables ___ be left in the hotel safe.

19. We ___ finish the football match before it started snowing too heavily.

20. ___ understand Professor Larsen’s lecture? I found it really difficult.

Bài tập 2: Đọc những tình huống sau và viết câu bắt đầu bằng “Can” hoặc “Could”

1. You’re carrying a lot of things. You can’t open the door yourself. There’s a man standing near the door. You say to him: ___________

2. You’re a tourist. You want to go to the station, but you don’t know how to get there. You ask at your hotel: ______________

3. You are in a clothes shop. You see some trousers you like and you want to try them on. You say to the shop assistant: ______________

4. You have a car. You have to go the same way as Nick, who is on foot. You offer him a lift. You say to him: ___________

5. You want to borrow your friend’s camera. What do you say to him?

8. Tổng kết

Qua bài viết này, hẳn bạn đã nắm rõ về cách sử dụng cấu trúc “can” và “can’t” trong mọi trường hợp. Đặc biệt, bạn đừng quên ghi nhớ thật cẩn thận các lưu ý mà FLYER đã chia sẻ để đảm bảo bạn luôn áp dụng cấu trúc này thật chính xác nhé.

Ba mẹ mong muốn con rinh chứng chỉ Cambridge, TOEFL Primary,…?

Tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh trên Phòng thi ảo FLYER – Con giỏi tiếng Anh tự nhiên, không gượng ép!

✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyênm,,,

Học hiệu quả mà vui với tính năng mô phỏng game độc đáo như thách đấu bạn bè, games từ vựng, quizzes,…

✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking

Theo sát tiến độ học của con với bài kiểm tra trình độ định kỳ, báo cáo học tập, app phụ huynh riêng

Tặng con môi trường luyện thi tiếng Anh ảo, chuẩn bản ngữ chỉ chưa đến 1,000VNĐ/ngày!

>>>Xem thêm

Comments

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
app phụ huynh
Mai Duy Anh
Mai Duy Anhhttps://flyer.vn/
Tốt nghiệp đại học FPT với chứng chỉ TOEFL 100. Từng làm sáng tạo nội dung hoàn toàn bằng tiếng Anh cho thương hiệu thời trang đến từ Pháp: Yvette LIBBY N'guyen Paris và Công ty TNHH Âm Nhạc Yamaha Việt Nam. Mục tiêu của tôi là sáng tạo ra những nội dung mang kiến thức về tiếng Anh độc đáo, bổ ích nhưng cũng thật gần gũi và dễ hiểu cho nhiều đối tượng người đọc khác nhau.

Related Posts