Câu phủ định trong tiếng Anh: Không chỉ có “not” trong câu đâu!

Câu phủ định trong tiếng Anh
Câu phủ định trong tiếng Anh – Negative sentences

Câu phủ định là một trong những loại câu được sử dụng nhiều trong văn nói cũng như văn viết. Tuy nhiên, nhiều người nghĩ rằng để tạo câu phủ định trong tiếng Anh, chỉ cần thêm chữ “not” vào sau động từ tobe hoặc trợ động từ. Đây là cách hiểu sai lầm và sẽ dễ dẫn tới việc sử dụng câu phủ định không đa dạng, dễ lặp từ và không đạt hiệu quả giao tiếp tiếng Anh. FLYER sẽ chỉ ra những điều cần nhớ về câu phủ định trong tiếng Anh nhé.

1. Khái niệm và dấu hiệu nhận biết câu phủ định trong tiếng Anh

Trước hết, ta cần nhận diện câu phủ định trong tiếng Anh nghĩa là gì?

Câu phủ định trong tiếng Anh (Negative sentences) là loại câu được dùng để bộc lộ ý kiến về một điều gì đó là sai hay không đúng với sự thật của nó hoặc thể hiện sự không đồng ý của người nói/ người viết. Hay có thể hiểu cơ bản nhất, câu phủ định là câu ám chỉ sự “không”. Thông thường, câu phủ định trong tiếng Anh được tạo thành bằng cách cho thêm từ “not” vào trong một câu khẳng định.

Ví dụ:

  • He does not want to go shopping.   

Anh ấy không muốn đi mua sắm.

  • There are not many apples in this summer 

 Không có quá nhiều táo tròn mùa hè này.

Như vậy, trong hai ví dụ vừa rồi, trong câu phủ định đều có chữ “not”. Đây là một trong những dấu hiệu cơ bản để nhận biết câu phủ định trong tiếng Anh. Ngoài ra, có những loại câu nhìn như câu khẳng định (vì không có từ “not”) nhưng thực tế lại mang nghĩa phủ định. 

Ví dụ:

  • I hardly eat outside.  

Tôi hiếm khi ăn ở ngoài.

Bản thân câu ví dụ này mang nghĩa phủ định là do từ phủ định “hardly”. Như vậy, câu phủ định trong tiếng Anh có thể nhận biết qua các cấu trúc phủ định của câu hoặc từ phủ định có trong câu.

2. Cách tạo thành câu phủ định trong tiếng Anh

Thực tế trong tiếng Anh, câu phủ định được tạo ra bằng cách đổi cấu trúc của câu khẳng định thành cấu trúc của câu phủ định. Có thể phân loại thành các cách cơ bản sau:

– Thêm từ “not” vào sau động từ to be hoặc sau trợ động từ hoặc sau động từ khuyết thiếu

Ví dụ:

  • She is not watching TV at home, she is dancing with him.  

Cô ấy không đang xem phim ở nhà, cô ấy đang nhảy với anh ấy.

– Sử dụng các từ phủ định dùng để chỉ danh từ: “no”, “no one”, “nobody”, “none”, “nothing”, “neither”,…

Ví dụ:

  • Nobody helped her as they thought she was a lier.

Không một ai giúp đỡ cô ấy vì họ nghĩ cô là kẻ lừa dối.

– Sử dụng các tiền tố (de-, un-, dis-) hoặc hậu tố (-less) cho một số từ tiếng Anh

Ví dụ:

  • That food was unhealthy = That food was not healthy.

Món ăn đó không hề có lợi cho sức khỏe

– Sử dụng các trạng từ phủ định: hardly, rarely, seldom, little,…

Ví dụ:

  • They seldom go to school by bus.

Họ hiếm khi đi học bằng xe buýt.

– Sử dụng cấu trúc phủ định: too…to

Ví dụ:

  • This soup is too hot to eat fast this summer.

Món súp này quá nóng đến nỗi không thể ăn trong mùa hè này.

3. Tổng hợp toàn bộ cấu trúc câu phủ định trong tiếng Anh

3.1. Câu phủ định trong một số thì của tiếng Anh

Thì hiện tại đơn: 

S + do/does + not + V-inf + O

*Lưu ý: Do not/ Does not còn có thể được viết là don’t/ doesn’t.

Ví dụ:

  • I don’t like watching TV all the weekend. 

Tôi không thích xem ti vi tất cả những ngày cuối tuần.

Thì hiện tại tiếp diễn

S + am/is/are + not + V-ing + O

*Lưu ý: Is not/ are not còn có thể được viết là isn’t / aren’t.

Ví dụ:

  • He is not driving at the moment.

Anh ấy không đang lái xe vào thời điểm này.

Thì hiện tại hoàn thành

S + have/has+ not+ PII + O

*Lưu ý: have not/ has not còn có thể được viết là haven’t / hasn’t.

Ví dụ:

  • They have not finished their homework yet.

Họ chưa hoàn thành bài tập về nhà của họ.

Thì quá khứ đơn

S + did + not + V-inf + O

Ví dụ:

  • Tom didn’t stay at home last night.

Đêm qua, Tom không ở nhà.

Thì quá khứ tiếp diễn

S + was/were + not + V-ing + O

Ví dụ:

  • They weren’t eating dinner when I came their house.

Họ không đang ăn tối khi tôi ghé qua nhà của họ. 

Thì quá khứ hoàn thành

S + had+ not+ PII + O

Ví dụ:

  • Jane had not been to London before 2020.

Jane chưa từng đi Luân Đôn trước năm 2020.

Thì tương lai đơn

S + will + not + V-inf + O

Ví dụ:

  • I won’t use that car anymore.

 Tôi sẽ không sử dụng chiếc ô tô đó lần nào nữa.

Thì tương lai gần

S + am/is/are + not + going to V-inf + O

Ví dụ:

  • She is not going to buy that bike next weekend.

Cô ấy không muốn mua chiếc xe đạp ấy vào cuối tuần sau nữa.

Bên trên là ví dụ về câu phủ định trong một số các thì của tiếng Anh. Các thì còn lại cũng có cấu trúc tương tự bạn nhé.

Để nắm vững cách chia động từ trong các thì trên, bạn hãy đọc thêm những bài viết dưới đây:

3.2. Câu phủ định với động từ khuyết thiếu

Câu phủ định trong tiếng Anh
Động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh

Các động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh bao gồm: can, could, would, may, might, have to, ought to, need… và được gọi chung trong tiếng Anh là Modal Verbs.

Câu phủ định với các động từ khuyết thiếu có cấu trúc như sau:

S + modal verbs + not + Vo + O

Ngoài ra, một số động từ khuyết thiếu có thể viết tắt như sau: cannot, can’t, couldn’t, don’t/doesn’t have to, needn’t,…

Ví dụ:

  • I can’t drive a bike.

Tôi không thể lái được xe đạp.

  • She needn’t go to school on time because of her broken legs.

Cô ấy không cần đến trường đúng giờ vì chân cô ấy bị đau

  • You mustn’t be late for class.

Em không được đi học muộn.

3.3. Câu mệnh lệnh có nghĩa phủ định

Để tạo thành câu phủ định từ câu mệnh lệnh, ta thêm “not” sau trợ động từ “Do” hoặc sau “Let’s” (nếu câu sử dụng cấu trúc Let’s)

Ví dụ:

  • Do not run over this grass = Don’t run over this grass.

Đừng chạy qua đám cỏ này.

  • Let’s not forget to lock the door.

Đừng quên khóa cửa nhé.

3.4. Câu phủ định với Any, No 

Đặt “any” trước danh từ làm vị ngữ sẽ nhấn mạnh câu phủ định. Cũng có thể dùng no + danh từ hoặc a single + danh từ số ít để nhấn mạnh một câu phủ định.

Some trong câu khẳng định sẽ được chuyển thành any/no + danh từ/a single + danh từ số ít trong câu phủ định.

Ví dụ: 

  • I have some pens => I don’t have any pens.

Tôi có một ít bút viết => Tôi không có cái bút viết nào.

3.5. Câu phủ định song song

Cấu trúc câu phủ định song song dùng để nhấn mạnh các ý được đưa ra:

Câu phủ định, even/still less/much less + danh từ/động từ: không … mà lại càng không

Ví dụ:

  • He don’t like playing guitar, much less piano.

Anh ấy không thích chơi ghi ta, lại càng không thích chơi piano.

3.6. Câu phủ định kết hợp với so sánh

Phủ định + so sánh hơn (more/ less) = so sánh nhất (Mang nghĩa so sánh tuyệt đối)

Ví dụ:

  • I couldn’t agree with you more = I absolutely agree with you.

Tôi hoàn toàn đồng ý với cậu.

3.7. Câu phủ định không dùng thể phủ định của động từ

Có một số trạng từ trong tiếng Anh mang nghĩa phủ định. Khi đã dùng nó thì trong câu không cần dùng cấu trúc phủ định của động từ nữa.

Chẳng hạn một số từ như:

  • Hardly, barely, scarcely = almost nothing/ almost not at all = hầu như không.
  • Hardly ever, seldom, rarely = almost never = hầu như không bao giờ.
câu phủ định trong tiếng Anh - với động từ khuyết thiếu
Câu phủ định tiếng Anh với Hardly, barely, scarcely…

Cấu trúc 1: 

S + trạng từ phủ định + V

Ví dụ:

  • I hardly ever see him at the church.

Tôi hầu như không bao giờ thấy anh ấy ở nhà thờ.

Cấu trúc 2:

S + to be + trạng từ phủ định + V

Ví dụ:

  • She is rarely late to work.

Cô ấy hầu như không đi làm muộn bao giờ.

3.8.  Câu phủ định của một số động từ đặc biệt

Đối với những động từ như: think, believe, suppose, imagine + that + mệnh đề. Khi chuyển sang câu phủ định, phải đổi trợ động từ ở vế đầu về dạng phủ định. Vế sau sẽ luôn ở dạng khẳng định.

Ví dụ:

  • I don’t believe she will come here.

Tôi không tin là cô ta sẽ đến đây.

Mà không viết là: I believe she will not come here.

3.9. Câu hỏi ở dạng phủ định mang ý nghĩa nhấn mạnh

Các câu này dù là câu hỏi những không dùng với mục đích để hỏi, mà để nhấn mạnh ý của người nói nên sẽ không dùng dấu “?” ở cuối câu.

– Nhấn mạnh sự khẳng định của người nói:

Ví dụ:

Thế thì anh cũng đội luôn mũ vào đi.

– Dùng để tán dương:

Ví dụ:

  • Wouldn’t it be nice if we didn’t have to work on Saturday.

Thật là tuyệt vời khi chúng ta không phải làm việc ngày thứ 7.

3.10. Câu phủ định với “Not … at all; at all”

– Not … at all: Chẳng chút nào, thường đứng cuối câu phủ định.

Ví dụ:

  • I didn’t understand anything at all.

Tôi chả hiểu gì cả.

– At all: còn được dùng trong câu hỏi, đặc biệt với những từ như if/ever/any…

Ví dụ:

  • Do you play piano at all?

Anh có chơi đàn piano được chứ?

3.11. Câu phủ định với “No matter…”

Cấu trúc:

No matter + who/what/which/where/when/how + S + V (thì hiện tại): Dù có… đi chăng nữa… thì

*Lưu ý:No matter who = whoever; No matter what = whatever

Ví dụ:

  • No matter how long time passes, I still love him.

Bất kể thời gian trôi qua lâu như thế nào, tôi vẫn yêu anh ấy.

4. Một số lưu ý về cách dùng cấu trúc phủ định trong tiếng Anh

4.1. Hai lần phủ định = khẳng định 

Nếu trong một câu có hai cấu trúc/ từ/ yếu tố phủ định thì câu đó sẽ trở thành câu khẳng định.

Ví dụ:

  • Don’t forget to carry on your hat.

Đừng quên mang mũ của bạn đi nhé. 

Trong ví dụ này, có hai sự phủ định đó là “don’t” và từ mang nghĩa phủ định “forget” nên câu còn có thể dịch là “Nhớ mang mũ của bạn đi nhé” – Đối nghĩa với quên.

4.2. Các từ hạn định dùng trong câu phủ định

Much – nhiều: dùng cho danh từ không đếm được.

Ví dụ:

  • I don’t have much food to eat.

Tôi không có nhiều thứ để ăn.

Many – nhiều: dùng cho danh từ đếm được

Ví dụ:

  • Aries doesn’t bring many books to class.

Aries không mang nhiều sách đến lớp.

Any – tuyệt nhiên không, không tí nào

Ví dụ:

  • My house doesn’t have any visitors this month.

Tháng này nhà tôi không có vị khách nào tới thăm hết.

A lot of và lots of – nhiều: có thể dùng trong câu phủ định lẫn khẳng định.

Ví dụ:

  • Sue doesn’t have lots of/a lot of friends here.

Sue không có nhiều bạn ở đây.

5. Mẹo để thành thạo cách sử dụng câu phủ định trong tiếng Anh

Để có thể thành thạo trong việc nhận diện (để hiểu đối phương hoặc người viết đang nói đến ý phủ định) và sử dụng câu phủ định trong tiếng Anh thì ta cần có những kĩ năng cần thiết và có thời gian rèn luyện để làm quen và thành thạo. FLYER sẽ gợi ý một số cách sau:

– Đầu tiên và quan trọng nhất chính là nắm chắc kiến thức về câu phủ định.

– Hai là chú ý bổ sung vốn từ vựng, cụm từ hay hoặc cấu trúc câu mang nghĩa phủ định; học thuộc và luyện tập thường xuyên để tăng khả năng nhận biết.

– Ba là luyện tập, ứng dụng những gì đã tiếp thu về câu phủ định vào cuộc sống hàng ngày.

– Cách thứ 4 này có thể được áp dụng khi môi trường sử dụng tiếng Anh còn ít khiến cho việc thành thạo câu phủ định gặp trở ngại. Đó chính là tham gia các kì thi tiếng Anh bởi mỗi kì thi, ta có cơ hội kiểm tra lại khả năng nhận biết của bản thân và có định hướng học tập, rút kinh nghiệm kịp thời.

6. Phân biệt câu phủ định và câu hỏi phủ định

câu phủ định trong tiếng Anh và câu hỏi phủ định
Câu phủ định hay câu hỏi phủ định tiếng Anh?

Câu hỏi phủ định là câu hỏi có “not” sau trợ động từ, ví dụ: Don’t you like…? Hasn’t it….? Cách trả lời câu hỏi này cũng giống như trả lời cho câu hỏi tương tự không có “not”, tức là câu hỏi nghi vấn

Do đó, có thể thấy rõ câu hỏi phủ định thể hiện sự thắc mắc, mong muốn được đặt câu hỏi của người nói hoặc viết. Trong khi đó, câu phủ định lại thể hiện rõ sự phủ định, sự trái ngược về một thông tin nào đó chứ không có nghi ngờ nào cả. 

Phân biệt câu phủ định với câu hỏi phủ định trong tiếng Anh sẽ giúp chúng ta có thể nghe hiểu hoặc đọc hiểu tốt hơn, hình dung được nhanh hơn thông tin mà các câu mang lại như thế nào.

Ví dụ:

  • Câu phủ định: I have not been to Paris before. – Tôi chưa từng đi Pa-ri bao giờ.
  • Câu hỏi phủ định: Haven’t you been to Paris before? – Bạn đã từng đi Pa-ri chưa? 

7. Bài tập về câu phủ định trong tiếng Anh

Chọn đáp án đúng

9. Tổng kết

Trên đây là những kiến thức cơ bản về câu phủ định. Nhưng việc hiểu và ứng dụng vào trong cuộc sống hoặc các kì thì lại không thể xem nhẹ. Chính vì vậy, mỗi người học cần kết hợp cả nắm ý và sử dụng, luyện tập thường xuyên để tạo thành phản xạ. 

Nếu bạn muốn thử thi các kì thi tiếng Anh chuẩn Cambridge hay để kiểm tra năng lực bản thân và tìm cách khắc phục thì Phòng luyện thi ảo FLYER là một lựa chọn không tồi. Kết cấu của mỗi bài ôn luyện có sự kết hợp các trò chơi, thử thách, phần thưởng, từ đó khiến cho việc học và rèn luyện không bị nhàm chán mà vẫn cực kỳ hiệu quả.

Đừng quên tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để được cập nhật các kiến thức vài tài liệu tiếng Anh mới nhất nhé.

>>> Xem thêm

Comments

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
app phụ huynh
Dung Pham
Dung Pham
"Never make the world change your smile, let your smile change the world"

Related Posts