“Điểm danh” 8 cách diễn đạt với cấu trúc “would” cơ bản nhất trong tiếng Anh mà bạn nhất định phải biết

“Would” thường được biết đến là dạng quá khứ của “will” – một trợ động từ được sử dụng khá phổ biến trong tiếng Anh. Tuy nhiên, đố bạn biết tại sao khi muốn nhờ ai đó làm gì, hầu hết mọi người đều nói rằng “Would you mind helping me…?”, thay vì “Will you mind helping me…?”. Nếu bạn cũng đang băn khoăn để tìm câu trả lời thích hợp, FLYER sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên ngay sau đây, đồng thời tổng hợp “tất tần tật” những cấu trúc “would” thường gặp trong tiếng Anh để bạn dễ dàng tra cứu và sử dụng. Cùng bắt đầu ngay nhé!

1. Định nghĩa “would” 

1.1. Khái niệm và cách dùng “would”

“Would” là một động từ khuyết thiếu, có nhiệm vụ bổ trợ cho động từ chính trong câu với nhiều ý nghĩa và ngữ cảnh khác nhau như: 

  • Nói về thói quen/hành động trong quá khứ
  • Nói về tương lai trong quá khứ 
  • Nhấn mạnh mong muốn, sở thích, bày tỏ ý kiến, hi vọng 
  • Yêu cầu một cách lịch sự 

“Would” cũng là dạng quá khứ của trợ động từ “will”, dùng để diễn tả “ai đó/cái gì đó sẵn sàng để làm gì” trong quá khứ.

cau-truc-would
Định nghĩa “would” 

1.2. Cấu trúc “would” tổng quát

Theo sau “would” luôn là một động từ nguyên thể, “to V-inf” hoàn toàn không sử dụng trong trường hợp này. Theo đó, cấu trúc tổng quát của “would” có công thức như sau:

Loại câu 

Cấu trúc 

Ví dụ 

Câu khẳng định 

S + would + V-inf + …

Trong đó: 

  • S là chủ ngữ 
  • V-inf là động từ chính trong câu, ở dạng nguyên thể

I would like to drink a glass of milk.

Tôi muốn uống một ly sữa. 

Câu phủ định 

S + would + not + V-inf + …

I would not agree with his decision. 

Tôi không đồng ý với quyết định của anh ấy. 

Câu nghi vấn 

Would + S + V-inf + …?

Would you help me fix this computer?

Bạn có thể giúp tôi sửa chiếc máy tính này không?  

Cấu trúc cơ bản của câu nói với “would” 

Lưu ý: Động từ sau “would” cũng có thể ở dạng “have + quá khứ phân từ” hoặc “be + V-ing”. Đối với hai trường hợp này, bạn cần sử dụng trợ động từ “have” và “be” ở dạng nguyên thể vì được đặt ngay sau “would”. 

Ví dụ: 

  • If my train hadn’t been delayed, I would have gone home. 

Nếu chuyến tàu của tôi không bị hoãn, tôi đã có thể về nhà. 

  • I would be going home today, but my train has been delayed

Tôi sẽ về nhà vào ngày hôm nay, nhưng chuyến tàu của tôi lại bị hoãn (Nên có lẽ tôi phải ở lại và không thể về). 

Cách viết sai: 

  • She would to go to school if she didn’t get sick. 

Cô ấy sẽ đến trường nếu như cô ấy không bị ốm. 

2. Tổng hợp 8 cách diễn đạt thông dụng nhất với cấu trúc “would” 

2.1. Cấu trúc “would” trong câu điều kiện 

Trong khi mệnh đề kết quả của câu điều kiện loại 1 được dùng với “will” nhằm diễn tả một sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, mệnh đề kết quả của câu điều kiện loại 2 và 3 lại được dùng với “would” nhằm diễn tả sự việc không thể diễn ra ở hiện tại và quá khứ. 

Để tránh bị rối, hãy cùng FLYER tìm hiểu chi tiết hơn về cấu trúc “would” trong câu điều kiện loại 2 và 3 ngay sau đây nhé! 

cau-truc-would
“Would” trong câu điều kiện

2.1.1. Câu điều kiện loại 2

Khi muốn diễn đạt một sự việc/giả định nào đó không thể/không có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, bạn dùng cấu trúc: 

If + S1 + V-ed/ 2, S2 + would + (not) + V-inf

Trong đó: 

Ví dụ: 

  • If you worked out hard, you would have lost 5kg. 

Nếu bạn luyện tập chăm chỉ thì bạn sẽ giảm được 5kg. 

  • If I were you, I would buy that shirt already. 

Nếu tôi là bạn, tôi sẽ mua chiếc áo đó rồi. 

2.1.2. Câu điều kiện loại 3 

Khi muốn diễn đạt một sự việc/giả định nào đó đã không xảy ra/không có thực trong quá khứ, bạn sử dụng cấu trúc: 

If + S1 + had + V-ed/ 3, S2 + would + (not) + have + V-ed/ 3

Trong đó: 

Ví dụ: 

  • If you had studied hard, you would have passed the final exam.

Nếu bạn học hành chăm chỉ thì bạn đã vượt qua kỳ thi cuối kỳ. 

  • If I had known that rule, I would not have followed you. 

Nếu tôi biết quy định đó, tôi đã không đi theo bạn. 

2.2. Cấu trúc “would” trong câu hỏi/yêu cầu lịch sự

Khi muốn yêu cầu hoặc nhờ ai đó mở cửa giúp mình, bạn sẽ nói như thế nào trong tiếng Anh? “Can you help me open the door?” hay “Open the door, please”? 

Mặc dù cả hai cách trên đều đúng, nhưng để lời nhờ vả của bạn mang sắc thái nhẹ nhàng và lịch sự hơn, bạn có thể tham khảo các cách nói khác với cấu trúc “would” sau đây. 

cau-truc-would
“Would” trong câu yêu cầu lịch sự

2.2.1. Cấu trúc “Would you + V-inf” 

Khi muốn nhờ ai đó làm gì hộ mình hoặc hỏi ý kiến ai đó về việc gì một cách lịch sự, bạn có thể sử dụng câu hỏi có chứa cấu trúc: 

(What) + would + S + V-inf + …?

Ví dụ: 

  • Would you open the window, please?

= Open the window, please. 

Bạn có thể mở cửa sổ được không? 

  • Would you know where James is?

= Do you know where Jame is? 

Bạn có biết Jame ở đâu không? 

  • What would the largest city in Vietnam be?

= What is the largest city in Vietnam? 

Đâu là thành phố lớn nhất Việt Nam? 

2.2.2. Cấu trúc “Would you mind” 

Cấu trúc “Would you mind” có thể dịch theo nghĩa tiếng Việt là “Bạn có phiền không”, được sử dụng khi bạn muốn hỏi xin sự đồng ý hoặc “nhờ vả ai đó làm gì” một cách lịch sự. 

Cấu trúc này tương đương với “Do you mind”. Tuy nhiên, cấu trúc “Do you mind” thể hiện ít sắc thái lịch sự hơn, đồng thời động từ ở mệnh đề “if” trong “Would you mind if” được chia ở thì quá khứ, trong khi động từ này trong câu “Do you mind if” lại được chia ở thì hiện tại. 

Cụ thể, có hai cách hỏi với “Would you mind”: 

Cấu trúc 

Ý nghĩa 

Ví dụ 

Would you mind + V-ing + …?

Phiền bạn làm gì đó được không? 

Would you mind opening the window? 

= Do you mind opening the window?

Phiền bạn mở cửa sổ ra được không? 

Would you mind + If + S + V-ed/ 2 + …? 

Bạn có phiền không nếu ai đó làm gì? 

Would you mind if I sat here?

= Do you mind if I sit here?

Bạn có phiền không nếu tôi ngồi ở đây?  

Cấu trúc “nhờ ai làm gì” với “Would you mind” 

Xem thêm: Cấu trúc “Would you mind”: Chỉ mất 5 phút để lời yêu cầu, xin phép của bạn thêm lịch sự hơn

2.3. Cấu trúc “would” trong câu mời/đề nghị 

“Would you like…?” có lẽ là một trong những cấu trúc quen thuộc nhất mà bạn không thể không biết khi học tiếng Anh. Đây được coi là câu mời lịch sự, được sử dụng khi bạn muốn mời hoặc gợi ý ai đó làm gì. Sau đây, hãy cùng FLYER điểm lại các lời mời tiếng Anh có chứa “would”, đặc biệt là cấu trúc với “Would you like…?” nhé!

cau-truc-would
“Would” trong lời đề nghị 

2.3.1. Cấu trúc “Would you like + danh từ/cụm danh từ” 

Khi theo sau “Would you like” là một danh từ/cụm danh từ, câu hỏi sẽ mang ý nghĩa mời/đề nghị: “Bạn có muốn thử/ăn/uống/…một thứ gì đó không?” 

Would you like + danh từ/cụm danh từ? 

Ví dụ: 

  • Would you like some sweets? 

Bạn có muốn (ăn) một chút đồ ngọt không? 

  • Would you like a cup of tea? 

Bạn có muốn (uống) một tách trà không? 

2.3.2. Cấu trúc “Would you like + to V”

Khi theo sau “Would you like” là một động từ dạng nguyên mẫu có “to”, câu hỏi mang ý nghĩa mời/đề nghị: “Bạn có muốn làm gì đó không?” 

Would you like + to + V-inf + …? 

Ví dụ: 

  • Would you like to go to Jamie’s party with me?

Bạn có muốn đến bữa tiệc của Jamie với tôi không?

  • Would you like to play a video game?

Bạn có muốn chơi một trò chơi điện tử không? 

2.3.3. Cấu trúc “What would you like”

Khi muốn mời ai đó làm gì mà chưa có phương án đề xuất cụ thể, bạn có thể trực tiếp hỏi ý kiến/mong muốn/nguyện vọng/sở thích của họ thông qua câu hỏi với “What would you like”. 

Cấu trúc cụ thể được viết như sau: 

What would + S + like + to + V-inf + …?

Ví dụ: 

  • What would you like to drink?

Bạn muốn uống gì? 

  • What would Mary like to do after dinner?  

Mary muốn làm gì sau bữa tối?

Ngoài ra, cấu trúc này cũng có thể dùng để “hỏi về dự định của ai đó” trong tương lai. 

Ví dụ: 

  • What would you like to become in the future?

Bạn muốn làm gì trong tương lai? 

Xem thêm: Tần tần tật về 3 cấu trúc Would You Like & cách trả lời [+ BÀI TẬP]

2.4. Cấu trúc “would” trong lời bày tỏ mong muốn, sở thích

Để đáp lại lời mời với “Would you like…?” hoặc tự đề xuất ý kiến trong một tình huống nào đó, bạn có thể sử dụng một trong ba cấu trúc sau: “I would like”, “I would prefer” hoặc “I would rather”. Dưới đây là cách dùng cụ thể của ba cấu trúc.  

cau-truc-would
“Would” trong câu bày tỏ sở thích, mong muốn 

2.4.1. Cấu trúc “I would like” 

Khi muốn bày tỏ mong ước, sở thích của bản thân trong trường hợp được mời hoặc đề nghị, bạn có thể sử dụng cấu trúc: 

S + would like + danh từ/cụm danh từ/to V-inf + …

Trong trường hợp này, “I would like…” cũng được xem là cách nói lịch sự hơn của “I want…”. 

Ví dụ: 

  • I would like candies. 

= I want candies

Tôi muốn vài cái kẹo. 

  • I would like a cup of hot chocolate. 

= I want a cup of hot chocolate.

Tôi muốn một tách socola nóng.

  • I would like to know more about you. 

= I want to know more about you. 

Tôi muốn biết nhiều hơn về bạn. 

2.4.2. Cấu trúc “would prefer” 

Cấu trúc “would prefer” được sử dụng khi bạn muốn diễn đạt “chủ ngữ thích làm gì” hoặc “chủ ngữ thích làm gì hơn làm gì”. 

Cấu trúc 

Ý nghĩa 

Ví dụ 

S + would prefer + to V-inf + …

Chủ ngữ thích làm việc gì

Linda would prefer to go to the coffee shop.

Linda thích đi đến quán cà phê. 

S + would prefer + to V-inf + rather than + V-inf

Chủ ngữ thích làm việc gì hơn việc gì

Linda would prefer to stay at home rather than play outside. 

Linda thích ở nhà hơn là ra ngoài chơi. 

S + would prefer + V-ing + to + V-ing

Linda would prefer reading books to watching TV. 

Linda thích đọc sách hơn là xem TV. 

S1 + would prefer + that + S2 + to V

Chủ ngữ muốn người khác làm gì 

My mom would prefer that I study hard. 

Mẹ của tôi muốn tôi học hành chăm chỉ hơn. 

Cấu trúc “would prefer” 

Xem thêm: Trọn bộ kiến thức về cấu trúc Prefer và Would Prefer [kèm bài tập & đáp án chi tiết]

2.4.3. Cấu trúc “would rather” 

Khi muốn nói về sở thích, mong muốn của chủ ngữ tại một thời điểm nhất định nào đó, bạn có thể sử dụng cách diễn đạt với “would rather”. 

Cấu trúc 

Ý nghĩa 

Ví dụ 

S + would rather + (not) + V-inf + …

Chủ ngữ thích (không thích) gì tại thời điểm hiện tại hoặc tương lai

  • I would rather go to the zoo tomorrow morning. 

Tôi thích đi đến sở thú vào sáng mai. 

  • I would rather not go to the zoo tomorrow morning. 

Tôi không thích đi đến sở thú vào sáng mai. 

S + would rather + (not) have + V-ed/ 3 + …

Chủ ngữ mong muốn đã làm gì (không làm gì) trong quá khứ

  • Jame would rather have moved to this city sooner. 

Jame ước rằng anh ấy đã chuyển đến thành phố này sớm hơn. 

  • Jame would rather not have moved to this city. 

Jame ước rằng anh ấy đã không chuyển đến thành phố này. 

S + would rather + V-inf + than/or + V-inf

Chủ ngữ thích làm gì hơn làm gì

Jame would rather read books than/or watch TV. 

Jame thích đọc sách hơn là xem TV. 

S1 + would rather + that + S2 + V-ed/ 2 + …

Chủ ngữ muốn người khác ở hiện tại hoặc tương lai (chưa biết chắc sự việc có thể xảy ra hay không) 

  • I would rather that my friend visited me next summer. 

Tôi ước rằng bạn của tôi sẽ đến thăm tôi vào mùa hè năm sau. 

  • I would rather that my friend didn’t visit me next summer. 

Tôi ước rằng bạn của tôi sẽ không đến thăm vào mùa hè năm sau. 

S1 + would rather + that + S2 + had (not) + V-ed/ 3 + …

Chủ ngữ muốn người khác đã làm gì (không làm gì) trong quá khứ 

  • I would rather that my friend had visited me last summer. 

Tôi ước gì bạn của tôi đã đến thăm tôi vào mùa hè năm ngoái. 

  • I would rather that my friend had not visited me last summer. 

Tôi ước gì bạn của tôi đã không đến thăm vào mùa hè năm ngoái. 

Cấu trúc “would rather” 

Xem thêm: Cấu trúc “Would rather”: Vô cùng đơn giản CHỈ VỚI 4 cách dùng cơ bản nhất (có bài tập và đáp án)

2.5. Cấu trúc “would” trong lời mong ước 

Chắc hẳn khi muốn nói về một mong ước, mong muốn nào đó, trong đầu bạn sẽ ngay lập tức bật ra các cấu trúc câu với “wish” hoặc “if only”. Tuy nhiên, bạn có nhận ra rằng ở một số trường hợp, bạn nhất định phải thêm “would” vào hai cấu trúc này thì ý nghĩa của câu mới được diễn đạt hoàn chỉnh? Vậy, cụ thể những trường hợp câu mong ước nào đòi hỏi phải được đi kèm với “would”? Cùng tìm hiểu ngay sau đây!

cau-truc-would
“Would” trong lời mong ước

2.5.1. Cấu trúc mong ước với “wish” 

Khi muốn bày tỏ rằng “chủ ngữ mong ước về điều gì đó trong tương lai”, “mong muốn điều gì đó sẽ trở thành hiện thực”, bạn có thể sử dụng cấu trúc: 

 S1 + wish + S2 + would + (not) + V-inf + …

Ví dụ: 

  • I wish I would be a doctor in the future. 

Tôi ước tôi sẽ trở thành một bác sĩ trong tương lai. 

  • Mary wished her husband would not waste money.

Mary ước rằng chồng mình sẽ không phung phí tiền bạc nữa.

Xem thêm: Cách dùng cấu trúc Wish chuẩn nhất cho mọi trường hợp 

2.5.2. Cấu trúc mong ước với “If only” 

Tương tự như câu mong ước với “wish”, bạn cũng có thể dùng cấu trúc “would” trong câu mong ước cho tương lai với “If only”

If only + S + would + (not) + V-inf + …

Ví dụ: 

  • If only I would pass the final exam. 

Ước gì tôi có thể vượt qua kỳ thi cuối kỳ. 

  • If only my teacher would not give me so much homework. 

Ước gì giáo viên của tôi sẽ không giao quá nhiều bài tập về nhá

2.6. Cấu trúc “would” trong lời suy đoán, không chắc chắn 

cau-truc-would
“Would” trong lời suy đoán 

Để thể hiện một suy đoán, nhận định nào đó về người/sự vật/sự việc mà bạn không biết chắc liệu điều đó có đúng là sự thật hay không, bạn có thể sử dụng cấu trúc “would” theo sau bởi các động từ như “seem”, “look”, “feel”, “like”…

S + would + seem/look/feel…+ …

Ví dụ: 

  • I would seem to be getting weaker

Tôi dường như đang trở nên yếu ớt hơn. 

  • He would look about 50 year olds. 

Anh ấy trông giống khoảng 50 tuổi. 

Một số động từ theo sau “would” trong lời suy đoán bao gồm: 

Động từ Nghĩa tiếng Việt
Look Nhìn, trông 
Feel Cảm thấy
Seem Dường như
AppearCó vẻ 
SoundNghe như 
Like Giống như 
ClaimYêu cầu 
Image Tượng trưng  
ThinkNghĩ 
GuessĐoán 
RecommendGiới thiệu 
Say Nói 
Suggest Gợi ý 
Động từ theo sau “would” trong lời suy đoán

2.7. Cấu trúc “would” thể hiện sự hối tiếc 

Ngoài những cách diễn đạt với “would” kể trên, bạn còn có thể sử dụng “would” trong cấu trúc “Would that” với nghĩa “giá như”, thể hiện sự hối tiếc và mong muốn điều gì đó đáng lẽ nên xảy ra. 

cau-truc-would
Cấu trúc “would that” 

Cấu trúc này đặc biệt xuất hiện nhiều trong thơ ca và văn học tiếng Anh. 

Cấu trúc 

Ý nghĩa 

Ví dụ 

Would that + S + V-ed/ 2 + …!

Giá như ai đó đã làm gì ở hiện tại

Would that he understood his wife! 

Giá mà anh ấy hiểu cho vợ mình! 

Would that + S + had + V-ed/ 3 + …! 

Giá như ai đó đã làm gì trong quá khứ 

Would that her dad had lived to see her get married!

Giá như bố cô ấy còn sống để chứng kiến cô ấy kết hôn! 

Cấu trúc “would that” 

2.8. Cấu trúc “would” khi nói về quá khứ 

Ngoài các cấu trúc đã đề cập ở trên, “would” còn được sử dụng khá phổ biến dưới dạng quá khứ của trợ động từ “will”, thể hiện một dự đoán hoặc thói quen trong quá khứ và nói về một sự kiện tương lai khi nhắc lại quá khứ. Để tìm hiểu chi tiết hơn cách dùng “would” trong từng trường hợp, hãy cùng FLYER đọc tiếp các phần dưới đây nhé! 

cấu trúc would
“Would” khi nói về quá khứ 

2.8.1. Cấu trúc “would” khi nói về một dự đoán có thể đã xảy ra/thói quen trong quá khứ 

Ngữ cảnh cụ thể 

Ví dụ

Nói về một dự đoán có thể đã sẽ xảy ra tại một thời điểm nào đó trong quá khứ (dạng quá khứ của “will” hoặc “going to”) 

Mary guessed it would rain, so she brought a raincoat.

Mary đoán rằng trời sẽ mưa, vì vậy cô ấy đã mang theo áo mưa. 

Tường thuật gián tiếp câu nói trong quá khứ, thay thế cho “will” và “going to” trong câu nói trực tiếp

  • “I will bring a raincoat”, Mary said. (“Tôi sẽ mang theo một cái áo mưa”, Mary nói.) 

=> Mary said she would bring a raincoat. (Mary nói cô ấy sẽ mang theo một cái áo mưa.) 

  • “It is going to rain”, Mary said. (“Trời sắp mưa rồi”, Mary nói.) 

=> Mary said it would rain. (Mary nói trời sắp mưa.) 

Dùng “would not” khi đề cập đến một lời từ chối trong quá khứ

Mary wanted to send her son to kindergarten but her husband would not agree. 

Mary muốn gửi con trai đi nhà trẻ nhưng chồng cô ấy không đồng ý. 

Nói về sự việc diễn ra thường xuyên/thói quen trong quá khứ, thay thế cho “used to”

We would go to the beach every summer when I was a child. 

= We used to go to the beach every summer when I was a child. 

Chúng tôi đã thường đi biển vào mỗi mùa hè khi tôi còn là một đứa trẻ. 

“Would” khi nói về dự đoán hoặc thói quen trong quá khứ 

2.8.2. Cấu trúc “would” khi nói về tương lai trong quá khứ 

Trong trường hợp đang nhắc lại quá khứ, bạn có thể dùng “would” để diễn đạt một điều gì đó chưa xảy ra vào thời điểm nói nhưng đã xảy ra ở thời điểm hiện tại, tức tương lai của thời điểm nói. 

Ví dụ: 

  • When we first met, I didn’t know Jame would be my benefactor.

Khi chúng tôi gặp nhau lần đầu, tôi không biết Jame sẽ là ân nhân của tôi (Còn bây giờ Jame đã là ân nhân của tôi rồi). 

3. Phân biệt “would” và “will” 

Mặc dù “would” là dạng quá khứ của “will”, và bạn có thể dùng chúng để diễn đạt một số ý nghĩa giống nhau như khả năng, nghĩa vụ, đề xuất hoặc xin phép, tuy nhiên không phải trong trường hợp nào hai từ này cũng có thể thay thế cho nhau. 

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về từng ngữ cảnh sử dụng cụ thể của “would” và “will”, FLYER đã tổng hợp lại những điểm khác nhau của hai trợ động từ này trong bảng dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé! 

 

Will 

Would 

Trong lời yêu cầu 

Yêu cầu một cách thẳng thắn

Ví dụ:

  • Will you help me lift this box?  

Bạn sẽ giúp tôi nâng cái hộp này chứ?

Yêu cầu một cách gián tiếp và lịch thiệp hơn 

Ví dụ: 

  • Would you help me lift this box?

Bạn có thể nhấc giúp tôi cái hộp này lên được không?

Không có dạng yêu cầu, nhờ vả như: 

  • Will you mind…? 
  • Will rather…? 

Dùng được trong mọi cấu trúc yêu cầu, nhờ vả với: 

  • Would you mind…? 
  • Would rather…? 

Trong câu nói thể hiện sự sẵn lòng 

Dùng khi nói về thời điểm hiện tại, tương lai

Ví dụ:

  • I will help you carry your suitcase. It seems too heavy for you. 

Tôi sẽ giúp bạn mang hành lý. Nó có vẻ quá nặng đối với bạn.

Dùng khi nói về quá khứ

Ví dụ: 

  • Jame would not take more than four in his car.

Jame sẽ không chở quá bốn người trong xe của anh ấy.

Trong câu điều kiện 

Dùng trong mệnh đề chính của câu điều kiện loại 1, nói về điều sẽ xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai

Ví dụ: 

  • If you lend me some money, I will buy it for you. 

Nếu bạn cho tôi mượn tiền, tôi sẽ mua nó cho bạn. 

Dùng trong mệnh đề chính của câu điều kiện loại 2 và 3, nói về điều không thể xảy ra ở hiện tại và quá khứ

Ví dụ: 

  • If you studied hard, you would pass the exam. 

Nếu bạn học chăm chỉ thì hiện tại bạn đã vượt qua kỳ thi. 

  • If you had studied hard, you would have passed the exam last month. 

Nếu bạn học hành chăm chỉ thì bạn đã vượt qua kỳ thi tháng trước rồi. 

Trong câu tường thuật 

Dùng trong lời nói trực tiếp, khi nói về một việc sắp diễn ra hoặc có thể sẽ diễn ra 

Ví dụ: 

  • “I will buy a raincoat”, Mary said. 

“Tôi sẽ mua một cái áo mưa”, Mary nói

Dùng trong lời nói gián tiếp, khi thuật lại lời nói trực tiếp với “will” 

Ví dụ: 

  • Mary said she would buy a raincoat.

Mary nói cô ấy sẽ mua một cái áo mưa. 

Những điểm khác nhau của “would” và “will” 

4. Bài tập 

5. Tổng kết

Tóm lại, “would” là một động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh với nhiều cách dùng và ý nghĩa khác nhau, trong đó 8 cấu trúc “would” phổ biến nhất là: 

  • Cấu trúc “would” trong câu điều kiện 
  • Cấu trúc “would” trong câu hỏi/yêu cầu lịch sự
  • Cấu trúc “would” trong câu mời/đề nghị 
  • Cấu trúc “would” trong lời bày tỏ mong muốn, sở thích
  • Cấu trúc “would” trong lời mong ước 
  • Cấu trúc “would” trong lời suy đoán, không chắc chắn 
  • Cấu trúc “would” thể hiện sự hối tiếc 
  • Cấu trúc “would” dùng để nói về quá khứ 

Hi vọng 8 cấu trúc “would” thông dụng nhất đi kèm ví dụ cụ thể mà FLYER đã tổng hợp trong bài viết trên có thể giúp ích cho bạn trong học tập và giao tiếp hàng ngày. Để có thể ghi nhớ và sử dụng thành thạo những cấu trúc này, đừng quên ghé qua Phòng luyện thi ảo FLYER và luyện tập mỗi ngày nhé! 

Cùng học thêm về các cách dùng “would” qua video này nhé!

Ba mẹ mong muốn con rinh chứng chỉ Cambridge, TOEFL Primary,…?

Tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh trên Phòng thi ảo FLYER – Con giỏi tiếng Anh tự nhiên, không gượng ép!

✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyênm,,,

Học hiệu quả mà vui với tính năng mô phỏng game độc đáo như thách đấu bạn bè, games từ vựng, quizzes,…

✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking

Theo sát tiến độ học của con với bài kiểm tra trình độ định kỳ, báo cáo học tập, app phụ huynh riêng

Tặng con môi trường luyện thi tiếng Anh ảo, chuẩn bản ngữ chỉ chưa đến 1,000VNĐ/ngày!

Xem thêm: 

Comments

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
app phụ huynh
Ngọc Ánh
Ngọc Ánh
"The universe cheering up inside your soul." ~ Cosmic Writer

Related Posts